Tin tức

[tintuc] 

Phương pháp bảo vệ da hiệu quả trong mùa nắng nóng

Phương pháp bảo vệ da hiệu quả trong mùa nắng nóng - TS.BS Văn Thế Trung, Giảng viên chuyên khoa Da Liễu, Đại học Y Dược TP.HCM sẽ cho chúng ta biết thêm kiến thức về cách nuôi dưỡng và bảo vệ da hiệu quả.

Thưa bác sĩ, chúng ta cần làm gì để nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh?

Làn da khỏe đẹp là biểu hiện bên ngoài của một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, cần kết hợp cả chăm sóc da từ bên trong lẫn bên ngoài để có một làn da đẹp. 
Chăm sóc da từ bên trong bao gồm duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất có khả năng chống oxy hóa mạnh như vitamin A, vitamin C, vitamin E, selen… Ngoài ra, cần bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể (1,5 - 2l/ngày); có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; ngủ đủ giấc và tập thể dục hàng ngày...

Hướng Dẫn Cách Bảo Vệ Da Trong Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất

Chăm sóc da bên ngoài quan trọng nhất là bảo vệ da dưới ánh nắng bằng kem chống nắng hay các biện pháp cơ học như áo chống nắng, dù, nón, khẩu trang… và duy trì độ ẩm thích hợp cho làn da. Bên cạnh đó, cần có chế độ chăm sóc giữ vệ sinh da thích hợp tùy theo từng loại da, độ tuổi và tránh nguồn nhiệt nóng, một số ánh sáng từ đèn. 

Sạm đen do tiếp xúc với ánh nắng là điều mà nhiều chị em rất lo ngại. Xin bác sĩ chia sẻ phương pháp hiệu quả để tránh tình trạng này?

Khi bị kích thích bởi tia cực tím (tia UV) có trong ánh nắng mặt trời, da sẽ tạo thêm nhiều hạt sắc tố (melanin). Những hạt sắc tố này sẽ khiến da trở nên sạm đen. Vì vậy, để bảo vệ da, hãy hạn chế không đi nắng trong thời điểm nắng gắt từ 10 giờ đến 16 giờ. Nếu bắt buộc phải ra đường thì nên: Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng thích hợp (SPF 30 nếu dùng hàng ngày, chỉ số cao hơn nếu đi biển hoặc vùng núi cao); sử dụng mũ nón, găng tay, áo, váy chống nắng…

Hướng Dẫn Cách Bảo Vệ Da Trong Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất

Với vùng da bị mụn và để lại sẹo thì có những lưu ý đặc biệt nào khi tiếp xúc với nắng không thưa bác sĩ?
Sẹo gây ra do mụn trứng cá bao gồm sẹo thâm và sẹo lõm hoặc sẹo lồi. Sẹo thâm sau mụn sẽ mờ dần và biến mất sau một thời gian (thường sau 1-3 tháng). Tuy nhiên, nếu sẹo tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với nắng sẽ sậm màu và tồn tại lâu hơn.
Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị mụn, càng tuyệt đối không tiếp xúc với nắng vì các loại thuốc uống và thuốc thoa trị mụn thường làm cho da dễ nhạy cảm với ánh sáng gây sạm đen. Nói chung dù bất kỳ sẹo gì nếu trong giai đoạn điều trị thì cũng cần tuyệt đối tránh nắng.

Thời tiết đang bước vào mùa hè nên người tiêu dùng rất quan tâm đến các loại áo, váy chống nắng, đặc biệt là loại vải có chức năng chống tia cực tím. Xin bác sĩ cho biết thực hư về tác dụng của các loại vải này?

Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng dựa trên cơ chế chính:
- Vải được tẩm các loại hóa chất trong quá trình nhuộm có tác dụng phản xạ bớt các tia UV (tương tự như cơ chế bảo vệ của kem chống nắng). 
- Vải được dệt từ chất liệu sợi vải đặc biệt có khả năng phản xạ bớt tia UV. Bên cạnh đó, nhờ công nghệ dệt đặc biệt, các sợi vải được dệt sát khít nhau ở mức tối đa để đảm bảo cản tia UV lọt qua ở mức cao nhất.
- Mức độ bảo vệ của các sản phẩm chống nắng được đánh giá thông qua một số chỉ số, trong đó thông dụng có chỉ số UPF. Chỉ số này được cơ quan phòng chống phóng xạ và bảo vệ an toàn hạt nhân Arpansa (Australia) kiểm định và cấp chứng nhận. 

Hướng Dẫn Cách Bảo Vệ Da Trong Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn khỏe - trẻ - đẹp và thành công.

[/tintuc]

[tintuc] 

3 công dụng tuyệt vời của vú sữa với mẹ bầu

Nhiều ý kiến cho rằng ăn vú sữa sẽ gây nóng, không tốt cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn không có cơ sở. Theo nhiều chuyên gia, vú sữa là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, bổ sung nguồn sắt, canxi tự nhiên. Ăn vú sữa một cách hợp lý có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới này nhé!.

Vú Sữa Loại Quả Rất Tuyệt Vời Cho Mẹ Bầu

Vú sữa có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, bổ sung nguồn sắt, canxi tự nhiên, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.

Thành phần dinh dưỡng của vú sữa

Vú sữa thuộc họ Sapotaceae, là trái cây nhiệt đới có nguồn gốc ở Trung Mĩ và đảo Antilles. Hiện nay, loại trái cây này có mặt ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tại Việt Nam, vú sữa được trồng nhiều tại một số tỉnh miền Trung và Nam như: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau…

Vú sữa có phần vỏ căng, bóng mịn, khi chín có màu xanh hoặc tím bầm. Thịt của vú sữa có màu trắng đục, mọng nước, tiết nhiều chất trắng như sữa, mùi thơm nhẹ dễ chịu. Phần trái được dùng như một món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, dân gian còn dùng phần lá và vỏ cây hãm như lá chè hoặc sắc uống trị bệnh ho.

Theo nhiều nghiên cứu, quả vú sữa có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta tìm thấy trong 100 gam vú sữa có chứa:
  • 64 kcal
  • 1g protein
  • 3,1g lipit
  • 8g carbohydrat
  • Nguyên tố vi lượng như: sắt, phốt pho, canxi…
  • Các loại vitamin A, C, B1.
  • Đặc biệt, vú sữa có chứa axit matic – đây vốn là chất có tác dụng kháng khuẩn, trị nám da hiệu quả.

3 công dụng tuyệt vời của vú sữa với mẹ bầu

Không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giàu giá trị dinh dưỡng, vú sữa còn đặt biệt tốt cho đối tượng phụ nữ đang mang thai nhờ vào những công dụng sau:

1. Tăng cường sức đề kháng

Với hàm lượng vitamin vô cùng phong phú, đặc biệt là vitamin C, vú sữa được xem như chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bà bầu nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng tránh được một số bệnh viêm, cảm cúm thông thường.

2. Bổ sung nguồn canxi, sắt tự nhiên

Một trái vú sữa có chứa 2,33 mg sắt và 14,65 mg canxi, là nguồn cung cấp chất khoáng tự nhiên an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

Thành phần sắt có trong vú sữa giúp bổ máu, canxi giúp hỗ trợ hệ xương của bà bầu chắc khỏe, đồng thời hạn chế những triệu chứng đau lưng, chuột rút trong suốt cả thai kỳ. Các chuyên gia cho biết thêm, bà bầu ăn 200 – 400 gam vú sữa mỗi ngày (1 – 3 trái) sẽ bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho thai nhi, hạn chế bé bị thấp còi, loãng xương. hay mắc các bệnh về xương khác.

3. Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Bên cạnh các vitamin, khoáng chất, vú sữa còn chứa lượng nước và chất xơ dồi dào. Các thành phần trên đặc biệt tốt cho bà bầu đang bị chứng táo bón thai kì – vốn là ám ảnh với nhiều phụ nữ mang thai. Ăn vú sữa lượng vừa đủ giúp kích thích nhu động ruột, giúp cho hệ tiêu hóa được vận hành trơn tru. Ngoài ra, gluxit có trong vú sữa còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, tránh mệt mỏi, choáng váng.

Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn vú sữa

Lưu ý cách chọn vú sữa

Khi mua vú sữa, các bà bầu nên lưu ý chọn những quả có đặc điểm sau:
  • Quả tươi, còn cuống, lá.
  • Chọn trái mỏng vỏ, vỏ căng, có màu xanh hoặc tím thẫm, bóng nhẵn, không nhăn nheo.
  • Khi mua nêm bóp nhẹ, không nên mua những quả  có phần vỏ gần phần cuống dày nhưng đáy lại nhũn vì ăn sẽ không ngon. Thay vào đó, nên chọn trái mềm đều.

Lưu ý khi ăn:

  • Mặc dù thơm ngon và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bà bầu chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
  • Khi ăn, dùng dao xẻ làm đôi rồi dùng muỗng múc thịt vú sữa, tránh ăn phạm phần vỏ (vì chúng chứa nhiều mủ chát, không tốt cho thai nhi và dễ khiến bà bầu bị táo bón).
  • Các mẹ bầu có thể thay đổi cách ăn như làm chè vú sữa, vú sữa dầm để đỡ nhàm chán.

Trên đây, bài viết mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang vừa giới thiệu một số thành phần dinh dưỡng có trong quả vú sữa và công dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này với bà bầu. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng thông tin trên hữu ích các mẹ bầu trong việc chọn lựa thực phẩm tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc các mẹ bầu sức khỏe và thành công.

[/tintuc]

[tintuc] 

Cây Ba đậu

Ba đậu là một loại dược liệu được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc nhưng lại chứa hàm lượng độc tố rất cao. Chính vì thế khi sử dụng vị thuốc này bạn cần hết sức thận trọng để tránh bị ngộ độc với những triệu chứng nghiêm trọng kèm theo.

Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu Cây Ba Đậu

Ba đậu là cây thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc đông y nhưng lại có chứa độc tố rất mạnh

Tên gọi khác: Giang tử, Cóng khói, Mần để…
Tên khoa học: Croton tiglium L
Họ: Thầu dầu (Euphorbtuceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Ba đậu là một loại cây gỗ nhỡ có chiều cao trung bình ở vào khoảng 3 – 6m, cành nhẵn. Lá mọc so le nhau, nguyên có hình trứng với phần đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nhỏ, lá dài khoảng 6 – 8cm, rộng khoảng 4 – 5cm, phần cuống nhỏ và chỉ dài 1 – 2cm. 

Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành dài khoảng 10 – 20cm. hoa đực ở đỉnh, hoa cái ở phía dưới. Cuống hoa nhỏ và chỉ dài 1 – 3mm. Quả nang màu vàng nhạt, bề ngoài nhẵn, khi chín tách ra sẽ có 3 mảnh vỏ. Hạt có hình trứng dài khoảng 10mm, rộng 4 – 6mm, phía ngoài vỏ cứng, màu nâu xám.

2. Bộ phận dùng

Hạt của cây là bộ phận được dùng phổ biến nhất để làm vị thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

3. Phân bố

Dược liệu thường mọc hoang ở vùng Ấn Độ, Malaixia hay một số tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam… Còn ở nươc ta, cây mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn…

4. Thu hái và sơ chế

Hoạt được thu hái ở quả chín chưa bị nứt vỏ. Thường để nguyên quả đến khi dùng mới gỡ hạt hay đập lấy hạt rồi phơi khô. Còn phần rễ có thể thu hái quanh năm, sau đó đem về rửa sạch, thái phiến rồi phơi khô để bảo quản dùng dần. Còn phần lá thường được dùng ở dạng tươi.

5. Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng.

6. Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu ba đậu thấy có một số thành phần sau đây:

stearin
palmitin
glycerid crolonic
tiglic
protein
phenolic
croitin
alcaloid

Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu Cây Ba Đậu

Hình ảnh cây ba đậu vào mùa quả chín

Vị thuốc ba đậu

1. Tính vị

Đa phần các tài liệu Đông y có ghi nhận, dược liệu có vị cay, tính nóng và có độc.

2. Quy kinh

Đươc quy vào 2 kinh: Vị và Đại tràng.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:
Công dụng: Ôn trung tán hàn, phá tích, trục đờm, hành thủy, tiêu thũng, khu phong.
Chủ trị: Bụng đầy trướng, đau tức ngực, tắc nghẽn ruột, sốt rét, thấp khớp dạng thống phong, rắn cắn…

Theo y học hiện đại:
Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế mạnh bạch cầu trực khuẩn, tụ cầu vàng. Ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn cúm.
Dùng với liều rất nhỏ sẽ thấy tác dụng giảm đau.
Chích dưới da sẽ kích thích tăng tiết chất nội tiết tại tuyến thượng thận.

4. Cách dùng – liều lượng

Phần hạt thường được dùng dưới hình thức ba đậu sương, tức lá đã ép để loại bỏ hết dầu đi rồi sao vàng. Sau đó chế thành cao hay hoàn thành viên với các vị thuốc khác với liều lượng 0,01 – 0,05g/ngày.

Còn phần rễ có thể dược dùng với liều từ khoảng 3 – 10g/ngày. Riêng lá thì có thể dùng tươi giã đắp hay tán thành bột để sát trùng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu ba đậu
Dưới đây là thông tin về một số đơn thuốc có sử dụng dược liệu ba đậu:

1. Bài thuốc chữa đau, đầy trướng ngực bụng

Chuẩn bị: 40g ba đậu (bỏ phần vỏ và lõi rồi sao vàng), 40g đại hoàng, 40g can khương.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật avf làm hoàn. Mỗi ngày chỉ dùng khoảng từ 8 – 12g.

2. Bài thuốc chữa đại tiện không thông, ngực đau, bụng căng đầy

Chuẩn bị: 2 hạt ba đậu cùng với 2 hạt hạnh nhân.
Thực hiện: Ba đậu đem bỏ nhân và vỏ rồi rang vàng, hạnh nhân bọc vải và đập dập. Cho 2 vị thuốc vào chén nước nóng, khuấy đều và uống nước. Dùng mỗi ngày 1 lần đến khi đại tiện được thì thôi.

3. Bài thuốc trị sốt rét, bụng sưng to

Chuẩn bị: 8g ba đậu (bỏ vỏ và nhân), 24g tạo giáp (bỏ vỏ và hột).
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột rồi hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần chỉ uống 1 viên cùng với nước lạnh, tần suất 1 lần/ngày.

4. Bài thuốc trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí

Chuẩn bị: 1 chén ba đậu cùng với 5 chén rượu.
Thực hiện: Đem nấu dược liệu với rượu trên lửa nhỏ 3 ngày 3 đêm cho khô. Sau đó làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần chỉ uống 1 viên với nước, tần suất 1 lần/ngày. Nếu các triệu chứng nặng và kéo dài có thể dùng 2 viên/lần.

5. Bài thuốc trị phong ngứa, nổi ban

Chuẩn bị: 50 hạt ba đậu.
Thực hiện: Vị thuốc trên đem bỏ vỏ rồi cho vào ấm sắc cùng 7 chén nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 2 chén rồi bọc vào túi và chườm trực tiếp lên vị trí ngứa.

6. Bài thuốc trị rắn cắn

Chuẩn bị: 30g rễ ba đậu, 0,5g lá khô, 1 lít rượu trắng.
Thực hiện: Phần rễ dược liệu đem ngâm với rượu trắng rồi dùng làm thuốc đắp ngoài. Còn phần lá đem tán thành bột rồi uống với nước mát mỗi ngày 1 lần.
tác dụng của ba đậu
Ba đậu là vị thuốc quen thuộc được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh

7. Bài thuốc trị tưa lưỡi ở trẻ em

Chuẩn bị: 1g ba đậu cùng với 0,5g nhân hạt dưa hấu.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán nhỏ rồi trộn thêm 1 ít dầu thơm. Sau đó vo thành viên nhỏ và đắp vào huyệt ấn đường 15 giây rồi lấy ra. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.

8. Bài thuốc trị viêm niêm mạc dạ dày kèm đau bụng

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 1g ba đậu sương, 3g bối mẫu, 3g cát cánh. Các vị thuốc này đem tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g cùng với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 0,5g ba đậu sương, 3g đinh hương, 3g nhục quế, 3g trầm hương. Tất cả vị thuốc đem tán bột rồi trộn đều. Mỗi lần lấy uống 0,5 – 1g với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.

9. Bài thuốc trị trúng phong méo miệng

Chuẩn bị: 7 hạt ba đậu.
Thực hiện: Vị thuốc trên đem bỏ vỏ rồi giã cho nát. Bị đau bên phải thì đắp bên trái và ngược lại. Sau khi đắp cần lấy 1 chén nước nóng để áp lên thuốc.

10. Bài thuốc trị thương hàn, nóng lạnh không đều

Chuẩn bị: 25 hạt ba đậu cùng với 40g hoàng đơn.
Thực hiện: Ba đậu đem bỏ vỏ và ép bỏ dầu rồi nghiền nát còn hoàng đơn đem sao vàng và tán bột. 2 vị thuốc đã qua sơ chế đem trộn chung với sáp để làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần lấy dùng 5 hoàn. Đem nhúng vào nước rồi nuốt lống chứ không được nhai.

11. Bài thuốc chữa lỵ, bụng đau, mót rặn nhiều

Chuẩn bị: 49 hạt ba đậu cùng với 49 hạt hạnh nhân.
Thực hiện: Các vị thuốc đem bỏ phần vỏ và nhân rồi đốt tồn tính và tán bột. Sử dụng sáp ong nấu chảy rồi trộn đều vào thuốc bột và làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 2 – 3 viên cùng với nước sắc đại hoàng, dùng với tần suất 1 lần/ngày.

12. Bài thuốc trị tiêu ra máu không cầm

Chuẩn bị: 1 hạt ba đậu đã bỏ vỏ cùng với 1 quả trứng gà.
Thực hiện: Trứng gà đem khoét 1 lỗ rồi cho ba đậu vào, dán lại và nước chín. Sau đó bỏ ba đậu đi và dùng trứng. Lưu ý với những người có thể tạng suy yếu thì cần chia thuốc ra thành 2 lần ăn trong ngày.

13. Bài thuốc trị trúng độc

Chuẩn bị: Ba đậu bỏ phần vỏ nhưng vẫn giữ dầu cùng mã nha tiêu với lượng bằng nhau. 
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán bột trộn đều rồi làm thành viên bằng viên đạn. Mỗi lần uống đúng 1 viên với nước sôi ấm.

14. Bài thuốc trị thổ tả ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: 1 hạt ba đậu cùng 1 ít sáp ong.
Thực hiện: Vị thuốc đem đâm lủng rồi đốt sơ trên ngọn đèn. Còn sáp ong để trên đèn đốt cho chảy giọt xuống trong nước. Tiếp đến đem giã chung với vị thuốc đã đốt rồi làm thành viên hoàn to bằng hạt bắp. Mỗi lần chỉ uống khoảng 5 – 7 viên cùng với nước sắc đăng tâm và hạt sen.

15. Bài thuốc trị suyễn do hàn đàm

Chuẩn bị: 1 trái thanh quất bì cùng với 1 hạt ba đậu.
Thực hiện: Thanh quất bì đem nỏ ruột và cho ba đậu vào trong cột chặt. Sau đó đem đi đốt tồn tính và nghiền nát. Uống trực tiếp với nước gừng pha rượu mỗi ngày 1 lần.

16. Bài thuốc chữa bỉ kết, trưng hà

Chuẩn bị: 5 hạt ba đậu nhân (đã ép bỏ dầu), 120g hồng khúc sao cùng 40g vỏ lúa mạch sao.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột, trộn đều rồi làm hoàn, mỗi viên chỉ to cỡ hạt gạo. Mỗi lần uống 10 hoàn cùng với nước sôi ấm khi bụng đói, tần suất 1 lần/ngày.

17. Bài thuốc chữa chứng tích trệ

Chuẩn bị: 40g ba đậu, 40g cáp phấn cùng với 120g hoàng bá.
Thực hiện: Tất cả vị thuốc đem tán thành bột rồi trộn với nước vo thành viên to cỡ hạt đậu xanh. Mỗi lần lấy uống khoảng 5 viên với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.

18. Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng

Chuẩn bị: 4g ba đậu sương cùng với 2g khinh phấn.
Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem đi tán thành bột. Trải 4 – 5 lớp thuốc trên vải rồi đặt vào trên rốn. Phía trên lại để thêm 2 lớp thuốc nữa.

Lưu ý khi sử dụng ba đậu để chữa bệnh

Không sử dụng dược liệu ba đậu cho nhưng đối tượng sau:
Người bị bệnh thực nhiệt, táo bón
Phụ nữ có thai
Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều vì vị thuốc này có thể gây ngộ độc. Khi các triệu chứng ngộ độc xuất hiện cần dùng đậu xanh, đậu đen, đậu đũa hay hoàng liên sắc nước uống để giải độc. Tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu vấn đề chuyển biến xấu.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

[/tintuc]

[tintuc] 

Cây 3 Chạc


12 Bài Thuốc Từ Cây Ba Chạc


  • Tên khác: Cây dầu dầu, chè cỏ, bí bái, mạt, dầu dấu, chè đắng, tam xoa khổ, tam nha khổ, chằng ba
  • Tên gọi khoa học: Euodia lepta (Spreng) Merr
  • Họ – Chi: Họ cam ( Rutaceae ), chi Melicope

Mô tả về cây ba chạc

Đặc điểm của cây ba chạc

  • Cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 2 đến 8 mét. Khi phát triển, cây đâm nhiều nhánh con có màu đỏ tro
  • Lá kép, màu xanh, mọc đối, hình trái xoan, có cuống dài bao gồm 3 lá chét, lá non chứa nhiều lông mịn.
  • Hoa ba chạc thường phát triển vào tháng 4 – 5. Chúng mọc thành cụm màu trắng nhỏ li ti đâm ra ở nách các lá và có kích thước ngắn hơn so với lá.
  • Vào tháng 6 -7, cây sẽ cho quả. Quả đơn khô ( quả nang), hình trái xoan, mọc thành cụm thưa có cạnh ngoài nhăn nheo chứa từ 1 tới 4 hạch nhẵn. Quả non màu xanh, khi chín có màu đỏ
  • Hạt bóng, hình cầu, màu đen lam có đường kính cỡ 2mm

Phân bố

Cây ba chạc sinh trưởng chủ yếu trên các đồi cây bụi. Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở rìa rừng, các khu rừng mọc thưa thớt hoặc một số tỉnh miền núi nước ta ( Điện Biên, Sơn La hay Lâm Đồng…)
Một số quốc gia khác cũng có ba chạc như: Trung Quốc, Philippin,…

Bộ phận dùng 

Bộ phận được sử dụng làm dược liệu từ cây ba chạc bao gồm các bộ phận như lá, thân, cành và rễ. Trong đó, rễ và lá được sử dụng phổ biến hơn cả.

Thu hái và sơ chế ba chạc

  • Thu hái: Rễ và lá ba chạc được thu hái quanh năm
  • Sơ chế: Các bộ phận của cây được đem về rửa sạch đất cát. Phần rễ thái nhỏ và phơi ngoài nắng to cho thật khô. Trong khi đó, lá cũng được làm khô bằng cách phơi trong bóng râm hoặc đem sấy để giữ được toàn bộ giá trị dược liệu của nó.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu ba chạc khô trong hũ có nắp đậy kín, để nơi thoáng mát. Tránh để thuốc nơi ẩm ướt hoặc lưu trữ trong tủ lạnh.

Thành phần hóa học của ba chạc

Phân tích thành phần hóa học của ba chạc cho thấy:
  • Trong rễ ba chạc chứa alcaloid. Đây là hợp chất chứa dị vòng nito được tìm thấy ở nhiều loại thực vật, có tính kiềm .
  • Lá chủ yếu chứa tinh dầu

12 Bài Thuốc Từ Cây Ba Chạc

Lá, thân, cành và rễ của cây bá chạc đều được dùng làm thuốc chữa bệnh

Tìm hiểu về vị thuốc ba chạc

Tính vị

Ba chạc tính lạnh, có vị đắng, mùi thơm nhẹ

Quy kinh

Can và tỳ vị

Tác dụng dược lý của vị thuốc ba chác

Trong Đông y, ba chạc có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Một số công trình nghiên cứu từ y học hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này có thể giúp hạ cholesterol, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ.

Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phá hiện ra đặc tính kháng khuẩn của ba chạc. Cụ thể, sử dụng nước sắc lá ba chạc có thể giúp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ Shigella.

Tiến hành thử nghiệm cao và nước sắc từ lá , cành non của ba chạc trên bồ câu cho thấy có sự hình thành tuyến sữa và tăng tiết sữa ở 1/5 trong tổng số chim được thử nghiệm.

– Chủ trị:

  • Lá dùng trong điều trị bệnh chốc đầu, ghẻ, ho, viêm họng, chán ăn, phụ nữ sau sinh ít sữa, co giật ở trẻ em, eczema, mụn nhọt, nhiễm trùng da….
  • Lá và bỏ thân: Chủ trị đau nhức xương khớp, đau gân, trị phong thấp, tê bại tay chân, liệt nửa người, rối loạn kinh nguyệt, giải độc và kích thích tiêu hóa.

Cách dùng, liều lượng

  • Dùng ngoài: Lá và cành ba chạc dùng dạng tươi, nấu nước rửa tổn thương và cải thiện các vấn đề ngoài da. 
  • Sắc uống: Mỗi ngày 10 – 15g lá hoặc 9-30g rễ, 4 – 12g thân sắc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bài thuốc sử dụng ba chạc

1. Chữa bệnh ghẻ, chốc đầu

Nấu 1 nắm lá ba chạc lấy nước đặc tắm rửa vùng da tổn thương. Dùng lá dưới dạng tươi hoặc khô.

2. Chữa chán ăn, bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng tiêu hóa

Dùng 10 – 15g rễ ( có thể thay thế bằng thân vỏ) nấu với 1 lít nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Dùng thuốc đều đặn trong 30 ngày liên tục.

3. Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

  • Cách 1: Lấy 15g rễ (hay vỏ cây)sắc với 1 lít nước uống thay thế một phần nước lọc trong ngày hoặc ngâm rượu uống.
  • Cách 2: Dùng 1 nắm lá ba chạc dạng tươi, 1 nắm lá tầm gửi thu hái từ cây sau sau. Rửa sạch các nguyên liệu trên, ngâm trong nước muối 20 phút rồi giã nát, đắp vào khu vực bị đau nhức trên cơ thể mỗi ngày 1 lần. Một liệu trình dùng thuốc kéo dài trong 7 – 10 ngày.
  • Cách 3: Chuẩn bị một số nguyên liệu gồm ba chạc, cốt khí, bưởi bung, kim lê, độc lực, rẻ gấc, cà vạnh, lá lốt, dây chỉ, lá cà phê mỗi vị 15g. Trộn lẫn chúng với nhau và cho vào ấm sắc với 600ml. Canh cho đến khi thuốc còn lại 100ml thì gạn ra chia uống 2 lần. 

4. Chữa ngộ lá ngón, giải độc gan

Chuẩn bị 15 – 20g ba chạc ( dùng lá, vỏ thân hay rễ đều được). Sắc nước uống.

5. Phòng ngừa cảm cúm, viêm não

Nguyên liệu cần có: Ba chạc, đơn buốt và cúc chỉ thiên mỗi vị 15g, rau má 30g. Sắc bằng nồi đất uống mỗi ngày 1 thang.

6. Kích thích tiêu hóa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

  • Cách 1: Lấy 10g rễ ba chạc sắc uống 
  • Cách 2: Dùng 16g lá sắc cùng 6 bát nước. Sắc lửa nhỏ liu riu trong 30 phút cho đến khi nước cạn còn 3 chén. Chia uống làm 3 lần/ngày. Ngày dùng 1 thang liên tục trong 7 ngày.

7. Chữa nổi mẩn ngứa trên da

Hái 50 – 100g lá và cành non của cây bá chạc đem về rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch. Cho hết vào nồi nấu cùng 5 lít nước trong ít nhất 30 phút.
Khi sử dụng, gạn lấy nước để nguội dùng tắm. Trong lúc tắm lấy bã chà nhẹ vào khu vực nổi mẩn ngứa trên da. Mỗi ngày tắm một lần cho đến khi da được chữa lành hoàn toàn.

8. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Lấy 12g rễ ba chạc sắc lấy 400ml nước chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày. Lưu ý uống thuốc trước khi hành kinh 15 ngày.

9. Chữa viêm họng, đau họng, sốt co giật

Mỗi ngày sắc 20 – 40g lá uống hoặc dùng dưới dạng cao.

10. Trị đau nhức xương khớp, đau gân, liệt nửa người

Dùng 4 – 12g rễ khô sắc uống. Có thể thay thế rễ bằng vỏ thân.

11. Cầm máu vết thương

Kết hợp lá ba chạc tươi với cỏ nhọ nồi theo tỷ lệ 1:2. Rửa sạch thuốc, giã nát đắp vào nơi cần điều trị rồi băng lại. 

12. Chữa tổn thương ngoài da, tiêu viêm kích thích lên da non

Dùng 2 phần lá ba chạc tươi và một phần cỏ nhọ nồi. Đem giã và đắp vào tổn thương tương tự như khi cầm máu. Qua ngày hôm sau thay thuốc mới.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng cây ba chạc

Trong quá trình điều trị bệnh bằng ba chạc cần lưu ý:
  • Thăm khám và hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng
  • Tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Tránh sử dụng thuốc trong nhiều tháng liên tục.
  • Đối với mỗi chứng bệnh, nên có chế độ kiêng cữ thích hợp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của bá chạc.
  • Thông báo cho thầy thuốc biết tất cả các loại tân dược, sản phẩm bổ sung bạn đang sử dụng nhằm tránh hiện tượng tương tác thuốc.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

[/tintuc]

[tintuc] 

Atiso là loại thảo dược có nguồn gốc từ Địa Trung Hải thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và cung cấp vitamin cho cơ thể. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu rõ hơn về công dụng của atiso ngay phần thông tin bên dưới.

Công Dụng Của Hoa Atiso

Hình ảnh cây atiso

  • Tên gọi khác: Atisô
  • Tên khoa học: Cynara scolymus L.
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

Tìm hiểu về cây atiso

1. Đặc điểm của cây atiso

Atiso được chia thành 2 loại:

  • Atiso xanh: Tên khoa học là Cynara Scolymus, họ nhà cúc. Cây cao khoảng 1 – 2m, hoa có lông tơ mềm bao phủ xung quanh. Tại Việt Nam, atiso xanh thường được trồng ở Đà Lạt và Sapa.
  • Atiso đỏ: Tên khoa học Hibiscus Sabdariffa, họ cẩm quỳ. Cây cao khoảng 1,5 – 2m, hoa có màu đỏ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh 2 loại atiso này không có mối liên hệ gì với nhau.
Trong bài thông tin này, chúng tôi xin đề cập đến atiso xanh và một số công dụng của chúng. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất:

Cây atiso thuộc dạng thân thảo, hơi thấp. Lá mọc so le, phiến lá có răng cưa, dài khoảng 1 – 1,2m, rộng khoảng 50cm, có nhiều lông trắng ở cả 2 mặt lá. Mặt trên của lá có màu nâu hoặc màu lục, mặt dưới có màu xám trắng, có nhiều rãnh dọc nhỏ, song song. Cụm hoa mọc ở đầu, màu tím nhạt. Bao phủ xung quanh hoa là lá bắc ngoài dày và hơi nhọn, Phần gốc nạc của lá bắc và đế của hoa đều có thể dùng để ăn.

2. Khu vực phân bố

Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được người Pháp đưa về Việt Nam để trồng. Hiện nay, dược liệu này phổ biến ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo.

3. Bộ phận được dùng làm dược liệu

Bộ phận được dùng để làm dược liệu đó là:

  • Lá (Folium Cynarae scolymi)
  • Hoa (Flos Cynarae scolymi)

4. Thu hái, sơ chế

Hoa atiso được thu hoạch khi chưa nở, thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Lá atiso thường được thu hoạch vào trước tết Âm 1 tháng. Hoặc cũng có một số nơi thường thu hái lá vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa. 

Người ta thường dùng hoa atiso để ăn sống. Còn phần lá sau khi thu hái sẽ được đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản ở nơi thoáng mát.

5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp dưới 12%.

Công Dụng Của Hoa Atiso

Người ta thường dùng phần lá và hoa atiso để làm dược liệu và bảo quản

6. Thành phần hóa học của atiso

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, trong atiso có chứa một số thành phần hóa học cụ thể như là:
  • Cynarrin
  • Flavonoid 
  • Cynaopicrin
  • Protein
  • Carbon Hydrat
  • Chất vô cơ 

7 . Bào chế

Atiso được dùng chủ yếu dưới dạng phơi hoặc sấy khô.

Vị thuốc của atiso

1. Tính vị

Theo đông y, lá atiso có vị đắng, hơi ngọt. Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt.

2. Quy kinh

Quy vào 2 kinh Can và Đởm.

3. Tác dụng dược lý của atiso

Một số tác dụng của atiso được ghi nhận:
  • Sau khi tiêm dung dịch atiso vào tĩnh mạch khoảng 2 – 3 tiếng, lượng mật trong cơ thể được bài tiết cao hơn khoảng 4 lần so với thông thường. Thực nghiệm này được tiến hành trên cơ thể chuột từ năm 1929.
  • Khi uống hoặc tiêm atiso đều có tác dụng kích thích làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm giảm giảm Ambard, Cholesterin và Urê trong máu. Tuy nhiên, lúc mới uống có thể thấy lượng ure trong máu tăng nhẹ nhưng không đáng kể.

4. Cách dùng, liều lượng

Có thể dùng riêng atiso hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác.
Liều lượng:
  • Dạng cao lỏng: Ngày dùng khoảng 2 – 10g.
  • Dạng thuốc sắc:10 – 20 g (lá tươi) hoặc 5 – 10 g (dạng khô).
  • Dạng túi lọc: Ngày 2 – 3 túi.

5. Độc tính

Khi sử dụng quá liều, atiso cũng có nguy cơ để lại một số tác dụng phụ như là:
  • Gây chướng bụng
  • Chán ăn
  • Suy thận
Ngoài ra, còn có một số tác dụng không mong muốn chưa được nhắc đến ở đây. Tuy nhiên, để an toàn hơn với sức khỏe, bạn nên sử dụng atiso theo liều lượng đã được quy định.

Các bài thuốc chữa bệnh dùng atiso

1. Chữa bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng một số bài thuốc dưới đây giúp giảm triệu chứng.

Bài 1

Dùng khoảng 50g hoa atiso đem đi phơi khô, tán nhỏ, cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi ngày dùng khoảng 2g bột để pha với nước trà, uống. 

Bài 2

Lấy khoảng 100g hoa atiso và 100g lá atiso đem luộc nên để ăn như rau thông thường.

Bài 3

Chuẩn bị khoảng 50g hoa atiso, 50g ý dĩ, 150g lá lách lợn và gia vị. Sau đó, đem các nguyên liệu rửa sạch, thái miếng, cho vào bát lớn để ướp gia vị. Đem hấp cách thủy cho đến khi chín thì lấy ra ăn, ngày khoảng 1 lần. Liệu trình khoảng 10 ngày thì dừng khoảng 5 ngày, sau đó sử dụng lại.

2. Làm giảm lượng cholesterol trong máu

Chuẩn bị khoảng 50g hoa atiso, 100g khoai tây, 50g cà rốt, 150g sườn lợn và gia vị. Sơ chế các nguyên liệu sau đó cho vào nồi để ướp và đem đi ninh nhừ. Sau đó, nêm gia vị cho vừa ăn và dùng để ăn với cơm, bún hoặc bánh mì. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện tình trạng cholesterol trong máu.

3. Tăng cường chức năng gan, giải độc cơ thể

Dùng khoảng 50g hoa atiso, 100g gan lợn và gia vị. Ban đầu, bạn sơ chế nguyên liệu, ướp gan. Còn atiso bạn đem cắt nhỏ, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Sau khi xào chín gan, bạn cho nước cốt atiso vào nấu với gan khoảng 15 phút nữa thì ngưng nấu. Dùng món này để ăn mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.

Công Dụng Của Hoa Atiso

Dược liệu atiso được dùng để pha trà và làm thuốc

Kiêng kỵ khi sử dụng atiso

1. Những ai không nên dùng atiso

Atiso chống chỉ định với một số trường hợp như:
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người thường bị lạnh bụng
  • Người mệt mỏi biếng ăn khi sử dụng atiso cần phải thận trọng.

2. Tương tác thuốc

Cây atiso có thể gây ra một số tương tác thuốc, vì vậy bạn không nên sử dụng kết hợp dược liệu này với thuốc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.
Ngoài ra, atiso có thể:
  • Ngăn chặn hấp thu các loại thuốc bổ sung muối sắt.
  • Làm giảm lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng atiso

Để sử dụng atiso an toàn, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
  • Nếu bạn sử dụng atiso trong thời gian dài thì nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo tối đa.
  • Khi có biểu hiện bất thường sau khi sử dụng dược liệu atiso, nên ngưng sử dụng ngay và nói điều này với bác sĩ.
Trên đây là một số công dụng của atiso mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc chi tiết, hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp cụ thể hơn.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

[/tintuc]

[tintuc] 

A Giao Là Gì?

A giao là vị thuốc quý được bào chế từ da lừa. Dược liệu này có tác dụng chữa ho ra máu, động thai, đau bụng, co quắp gân cơ… Liều lượng 8 – 12g mỗi ngày. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới này nhé!.

A Giao Là Gì? 23 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ A Giao


  • Tên khác: Cáp sao a giao, lư bì giao, a giao nhân, trần a giao, hiển minh bả, Bồ hoàng sao A giao, Bồn giao, cao da lừa, keo da lừa
  • Tên khoa học: Gelantinum Asini hay Gelantina Nigra
  • Họ: Ngựa – Equidae 

Mô tả về a giao

A giao chính là keo da lừa – một loại động vật xương sống, có vú được xếp vào nhóm họ Ngựa. Con lừa có nguồn gốc ở Châu Phi, vốn được người dân sử dụng để thồ vật, kéo xe từ cách đây hơn 5000 năm trước. 

Ngày nay, lừa được thuần hóa và nuôi dưỡng nhiều ở các nước phát triển để tận dụng sức kéo của nó và lấy da làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm của dược liệu a giao

A giao có màu nâu đen, chất keo, mềm, dẻo, dính khi trời nóng, giòn khi thời tiết hanh khô và hơi mềm nếu bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Dược liệu này thường được bào chế dưới dạng một miếng keo hình chữ nhật có diện tích 6 x 4 cm và dày khoảng 0,5 cm, bề mặt nhẵn bóng. Trọng lượng mỗi miếng keo khoảng 20g.

Bộ phận dùng

Da lừa

 Bào chế thuốc:

Những con lừa già, da dầy, lông đen có giá trị dược liệu tốt nhất nên sẽ được lựa chọn để lấy da. Tùy theo từng khu vực mà có cách bào chế khác nhau:

– Cách bào chế a giao tại Việt Nam

Làm sạch lông, lấy khăn lau cho khô và hết bẩn. Thái da lừa thành những miếng đỏ cỡ bằng hạt ngô rồi cho vào chảo nóng sao chung với bột cáp phấn ( 20%) đến khi da phồng đều. 

Khi sử dụng, lấy a giao đem nướng phồng, đem sắc hoặc hòa tan trong nước nóng mà dùng.

– Theo kinh nghiệm của Trung Quốc

  • Vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, da lừa được lấy đem ngâm với nước bài ngày cho mềm. Sau đó vớt ra cạo sạch lông, thái nhỏ.
  • Cho hết da lừa vào nồi đổ thật nhiều nước vào nấu trong 3 ngày đêm liên tục
  • Chắt bỏ nước cũ, thêm nước mới vào và tiếp tục nấu
  • Thực hiện theo cách tương tự 5 – 6 lần nhằm tận thu được toàn bộ chất keo trong da lừa
  • Dùng rây bằng đồng lọc bỏ chất cặn bã còn sót lại, lấy keo hòa với một ít nước lọc có pha phèn chua
  • Để yên vài tiếng cho tạp chất lắng xuống dưới đáy. Tách lấy lớp nước trong phía trên và nấu cho cô đặc lại
  • Trước khi ngưng nấu a giao khoảng 2 tiếng, cho thêm đường và rượu trắng vào nấu chung với keo theo tỷ lệ 6 lạng da lừa : 4 lít rượu : 9 kg đường.
  • Tiếp tục cho dầu đậu nành vào keo da lừa trước khi tắt bếp khoảng 30 phút. Cứ 600kg da lừa thì dùng 1 lít dầu ăn. Mục đích sử dụng dầu là để cho keo bớt dính.
  • Đổ keo ra khuôn, để nguội sẽ đóng thành bánh, cắt ra thành từng miếng hình chữ nhật thu được vị thuốc a giao
Trước khi sử dụng có thể đem a giao ngâm rượu, nấu trong nước cho tan hoạt sao với các dược liệu sau:

+ A giao sao cáp phấn: Rang nóng 1 kg bột cáp phấn rồi tiếp tục bỏ miếng a giao vào đảo đều tay. Khi thấy a giao nở ra, không còn chỗ cứng nữa thì tắt bếp. Rây hỗn hợp để thu a giao lại, bỏ bột cáp phấn đi.

+ A giao sao bồ hoàng ( phấn hoa của cây cỏ nến): Trước tiên, rang nóng bồ hoàng trước. Sau đó xắt mỏng a giao rồi cho vào rang chung. Khi thấy a giao nở giòn thì ngưng. Rây bỏ bồ hoàng.

Cách bảo quản dược liệu

Để a giao nơi khô ráo, tránh nơi quá nóng hoặc ẩm ướt
Thành phần hóa học: 
A giao chứa các chất sau:
  • Chất keo ( Collagen ): Bao gồm nhiều thành phần như Sunfua, Lysin, Glycin, Histidin, Acginin, Xystin.
  • Glutamic acid
  • Threonine
  • Phenylalanine
  • Valine
  • Alanine
  • Serine
  • Asparíc acid
  • Leucine
  • Hydroxyproline
  • Methionine cùng một số hoạt chất khác

Vị thuốc a giao

Tính vị
  • Theo Bản Kinh: A giao tính bình, vị ngọt
  • Theo Biệt Lục: Tính ấm, không có độc
  • Theo Y Học Khải Nguyên: Dược liệu tính bình, vị nhạt
  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: A giao tính bình, vị ngọt cay

Quy kinh

Vị thuốc a giao quy vào kinh Can, kinh Phế, kinh Thận, kinh Tâm
Tác dụng dược lý và chủ trị

– Theo y học cổ truyền:

A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai. Chủ trị:
  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Đau nhức tay chân
  • Rong huyết
  • Mất ngủ
  • Sốt rét
  • Đau chân không thể đứng được
  • Ngộ độc rượu
  • Chảy nước mũi
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Đới hạ
  • Chảy máu cam
  • Các bất thường trong tiểu tiện: Tiểu buốt, đái ra máu
  • Kinh nguyệt không đều
  • Đau lưng do nội thương
A Giao Là Gì? 23 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ A Giao

– Theo y học hiện đại: A giao có những tác dụng sau

  • Tăng hồng cầu, tạo máu: Đưa a giao vào trong bao tử chó rồi xét nghiệm thấy hồng cầu và sắc tố máu tăng nhanh.
  • Chống tê liệt cơ: Cho chuột bạch (đã được làm cho loạn dưỡng cơ đến mức què hoặc tê liệt không đi được) ăn dung dịch a giao. Kết quả sau hơn 100 ngày sử dụng thuốc cho thấy triệu chứng tê liệt đã biến mất ở hầu hết chuột được thí nghiệm.
  • Tăng khả năng chuyển hóa canxi: Các nhà nghiên cứu cho chó uống dung dịch a giao kết hợp ăn Canxi Carbonat. Kết quả kiểm tra huyết thanh ghi nhận hàm lượng canxi tăng cao.
  • Chống choáng: Tiêm dung dịch a giao vào tĩnh mạch của mèo đã được gây choáng thấy huyết thanh bình thường trở lại và mèo được cứu sống.
  • Tăng khả năng đông máu, chống chảy máu: Dùng dung dịch a giao 5% tiêm vào chó cho thấy khả năng đông máu tăng
  • Các tác dụng khác: Tăng huyết áp, tăng chuyển hóa tế bào Lympho trong các trường hợp bị mụn nhọt, nhuận trường.

Liều lượng:

8 – 12g/ngày

Cách dùng

Uống chung với rượu hoặc kết hợp với các dược liệu khác làm thuốc sắc, viên hoàn uống

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng a giao

1. Chữa âm hư co giật (A Giao Kê Tử Hoàng Thang)

  • Thành phần: Dư dung tươi, a giao, bào ngư, câu đằng, bạch phục linh mỗi vị 12g; địa hoàng, mẫu lệ tươi và mai rùa mỗi vị 16g.
  • Cách dùng: Trừ a giao, các vị còn lại đem sắc kỹ. Khi thuốc đang nóng, gạn lấy nước rồi cho a giao và kê tử hoàng vào quậy tan. Uống nóng là tốt nhất.

2. Chữa ho ra máu (Phổ Tế phương)

  • Thành phần: 12g a giao, 4g hoàng hoa thái, 40g gạo nếp
  • Cách dùng: Sao a giao. Cả 3 đem tán bột trộn lẫn với nhau. Mỗi lần uống 4g x 3 lần/ngày. Pha với nước nóng, để nguội uống

3. Trị tiểu són, bứt rứt trong người do động thai (Thiên Kim)

  • Thành phần: 120g a giao
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 400ml nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 80ml. Uống khi còn nóng.

4. Điều trị ra máu nhiều trong chu kì kinh nguyệt

  • Bài 1: A giao ( sao ) tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 16g uống chung với một ít rượu ( Theo Bí Uẩn Phương)
  • Bài 2: Chuẩn bị thang thuốc gồm a giao, xuyên quy, dư dung, sinh địa, cam thảo, giả mạc gia, ngải diệp. Trừ a giao, sắc tất cả lấy nước đặc. Sau đó cho a giao vào nước thuốc quậy tan hoàn toàn rồi uống.
5. Chữa viêm loét cẳng chân mãn tính
  • Thành phần: A giao
  • Cách dùng: Trước khi sử dụng a giao, cần tiệt trùng vùng loét rồi chiếu hồng ngoại trong 15 phút. Sau đó lấy a giao nấu với 70ml cho tan thành một loại cao lỏng. Mỗi ngày 1 lần lấy 2g cao a giao phết vào miệng gạc rồi đắp lên vết loét. Đa số các trường hợp khỏi bệnh sau 20 lần đắp thuốc.

6. Chữa nám, tàn nhang, dưỡng nhan

  • Thành phần: Cỏ nhọ nồi, a giao, bạch thược, câu khởi, đương quy mỗi vị 10g, thỏ ty tử, bạch lạp thụ tử, sinh địa, thục địa mỗi vị 15g, hà thủ ô 12g.
  • Cách dùng: A giao đem hấp cách thủy với ít nước cho tan. Các nguyên liệu khác sắc 2 lần lấy nước thuốc đem nấu chung với a giao cho hòa quyện vào nhau. Chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và chiều lúc đói bụng. Mỗi ngày 1 thang

7. Chữa chảy máu mũi, chảy máu tai, nôn ra máu (Thánh Huệ phương)

  • Thành phần: A giao, 20g bồ hoàng
  • Cách dùng: Hai vị thuốc đem sao chung với nhau. Mỗi lần lấy 8g uống chung với 200ml nước cốt địa hoàng. Ngày dùng 2 lần cho đến khi hết chảy máu.

8. Chữa ho kéo dài 

– Bài 1:
  • Thành phần: Nhân sâm và a giao sao vàng, tỷ lệ 2:1
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột. Mỗi lần lấy 12g pha với nước sắc Thông bạch uống
– Bài 2: 
  • Thành phần: Hồ lô quán và ngưu bàng tử mỗi vị 8g, a giao và hạnh nhân mỗi vị 12g, gạo nếp (nhũ mễ ) 16g, cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Tất cả gộp thành 1 thang thuốc dùng theo dạng sắc uống.

9. Điều trị bệnh táo bón ở người lớn tuổi (Trực Chỉ phương)

  • Thành phần: 12g thông bạch, 8ml mật ong, 8g a giao, một ít rượu trắng
  • Cách dùng: A giao sao vàng đem nấu chung với rượu trắng và thông bạch cho tan. Cuối cùng trộn thêm mật ong vào uống khi còn nóng.

10. Chống hư lao, bồi bổ nguyên khí, tư âm dưỡng huyết

  • Thành phần: Thục địa, a giao mỗi vị 10g, nhân sâm ( tán bột ), củ mài, đỗ trọng, khởi tử mỗi vị 6g, sơn thù 3g. 
  • Cách dùng: Bỏ riêng nhân sâm ra, lấy A giao đem hãm với một ít nước sôi rồi tiềm cách thủy cho tan. Các vị còn lại ngâm nước trong 1 giờ, sau đó sắc 2 lần lấy nước cốt hòa với nhau. Dùng nước thuốc nấu a giao và bột nhân sâm thêm vài phút cho tan. Chia uống vài lần.

11. Điều trị khí hư, phế suyễn ở trẻ em

  • Thành phần: Nhũ mễ (sao ) và a giao (sao) mỗi vị 40g, ngưu bàng (sao vàng ) và cam thảo ( nướng) mỗi vị 10g, hồ lô quán ( sấy khô ) 20g, hột hạnh nhân ( sao ) 7 hạt.
  • Cách dùng: Nghiền tất cả thành bột mịn. Mỗi lần lấy 8g uống khi thuốc còn ấm

12. Chữa đau bụng, hạ ly khi mang thai (Kinh Hiệu Sản Bảo)

  • Thành phần: Thượng thảo, thiên tương và đương quy mỗi loại 120g, a giao 80g, ngải cứu 60g
  • Cách dùng: A giao sau khi nướng xong cho vào ấm sắc chung với các vị còn lại. Gạn thuốc uống làm 3 lần trong ngày.

13. Chữa động thai 

– Bài 1:
  • Thành phần: Cây ngải cứu và a giao mỗi vị 80g, thông bạch 80g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc cùng 800ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần.
– Bài 2: 
  • Thành phần: 2 quả trứng gà ta, 30g đường đỏ và 12g a giao
  • Cách dùng: Sắc a giao cho tan rồi thêm trứng gà và đường đỏ vào quậy đều. Chia thuốc làm 2 phần uống hết trong ngày.

14. Điều trị bệnh hen suyễn do phong tà nhập phế (Nhân Trai Trực Chỉ phương)

  • Thành phần: Tử tô, ô mai, a giao lượng bằng nhau.
  • Cách dùng: Tất cả đem sao vàng, tán bột sắc uống ngày 1 thang.

15. Chữa ra máu khi mang thai

  • Bài 1: Lấy a giao sao vàng, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 16g uống chung với nước cháo loãng. Nên uống thuốc trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất. (Theo Thánh Huệ phương)
  • Bài 2: Dùng 120g a giao, sao vàng, đem nấu cùng 200ml rượu cho tan hoàn toàn. Chờ thuốc nguội còn hơi âm ấm uống hết 1 lần ( Theo Mai sư phương).

16. Chữa khí hư ở trường vị (Hòa Tễ Cục phương)

  • Thành phần: Bạch phục linh và a giao mỗi vị 80g, chi liên ( sao ) 120g
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột vo viên hoàn nặng khoảng 6g. Mỗi ngày uống 2 viên

17. Điều trị ho ra máu, bệnh lao phổi

  • Thành phần: A giao
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột, mỗi lần lấy 20 – 30g pha với nước sôi uống 2 – 3 lần/ ngày. Kết hợp tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị để cầm máu và uống thuốc chống lao theo chỉ định của thầy thuốc

18. Ích trí, kiện não, bổ dưỡng tâm tỳ, chống mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh

  • Thành phần: Huyền cập, a giao, long nhãn mỗi vị 120g, mật ong nguyên chất 250g
  • Cách dùng: A gioa cho vào ly chứa một ít nước sôi. Bỏ cả ly vào nồi hấp cách thủy cho đến khi tan hoàn toàn. Huyền cập đem ngâm nước 1 giờ rồi sắc làm 2 lần, lấy nước cốt hòa lẫn với nhau, nấu nhỏ lửa cho cô đặc lại. Cuối cùng thêm nước a giao, long nhãn, mật ong vào nước huyền cập nấu chung sẽ được một dạng cao lỏng hơi sền sệt. Liều dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

19. Trị thổ huyết, ói ra máu không thể cầm ( Thiên Kim Dực Phương )

  • Thành phần: 80g a giao, 40g cam bố, 120g sinh địa
  • Cách dùng: A giao đem sao rồi cho vào ấm cùng các nguyên liệu còn lại. Thêm 600ml nước vào sắc tới khi cạn còn 1/3. Gạn thuốc chia làm 2 lần uống. Mỗi ngày 1 thang.

20. Điều trị bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, lo âu, huyết hư

  • Thành phần: 2 cái lòng đỏ trứng gà, 20g a giao, thượng thảo, không trường, bạch thuộc mỗi vị 8g
  • Cách dùng: Hòa tan a giao rồi đem sắc với các dược liệu còn lại. Gạn thuốc ra, thêm lòng đỏ trứng gà vào, quậy đều. Uống làm 2 lần trong ngày cho hết.

21. Chữa run giật tay chân, co quắp gân cơ 

  • Thành phần: Thược dược tươi, a giao, cửu khổng, câu đằng, phục thần, bạch hoa đằng mỗi vị 12g, mẫu lệ tươi 16g
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc ( trừ a giao ) đem sắc lấy nước đặc. Sau đó mới cho a giao vào chén thuốc quậy tan chảy. Cuối cùng thêm 1 quả kê tử hoàng vào quấy đều lên uống lúc còn nóng.

22. Chữa ói ra máu (Nghiệm phương)

  • Thành phần: 40g a giao, 2g thần sa, cáp phấn, ngó sen và mật ong 
  • Cách dùng: A giao đem sao với cáp phấn, tán bột. Thần sa cũng tán thành bột mịn, trộn đều với bột a giao. Khi bị nôn ói ra máu, lấy bột thuốc uống cùng mật ong nguyên chất và nước cốt ngó sen.

23. Tư âm, bổ thận, trợ dương, chữa liệt dương, tinh trùng ít, đau lưng mỏi gối

  • Thành phần: A giao, địa cốt tử, hạt óc chó, đường đen mỗi loại 250g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch địa cốt tử, hấp chín. Hạt óc chó đem rang với muối cho chín, giã nhuyễn. Cho một tô nước vào nồi nấu, khi nước sôi bỏ a giao vào quậy tan rồi thêm địa cốt tử, hạt óc chó và đường vào. Để hỗn hợp nguội sẽ keo lại thành một dạng keo lỏng. Cất vào hũ dùng dần. Mỗi ngày lấy một ít cao nuốt trực tiếp hoặc pha với nước uống.

Lưu ý khi dùng a giao

– Tương tác thuốc: 

Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú, vị thuốc a giao dùng chung với đại hoàng có thể tương tác sinh ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy tránh kết hợp hai vị này chung với nhau.

– Kiêng kỵ:

Không dùng a giao cho các trường hợp sau:
  • Người có bao tử yếu
  • Tỳ vị hư
  • Tiêu hóa kém, ăn lâu tiêu
  • Có hàn đàm
  • Tiểu lỏng nhiều lần trong ngày
  • Rêu lưỡi béo bệu

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vị thuốc a giao, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Dùng thuốc trị đúng bệnh, đúng liều lượng cho phép
  • Thăm khám để thầy thuốc xác định chính xác tình trạng bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Không tùy ý sử dụng bừa bãi.
  • A giao là dược liệu đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nên cho hiệu quả từ từ, cần kiên trì khi sử dụng.
  •  Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, a giao có giá trị kinh tế rất lớn. Vì vậy, nhiều người nấu da lợn, da ngựa hay da trâu để làm giả nhằm trục lợi. Bệnh nhân cần thận trọng mua hàng ở những tiệm thuốc uy tín.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

[/tintuc]

[tintuc] 

3 mẹo hay để nhanh chóng có làn da đẹp

1. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày


3 Cách Hay Để Có Làn Da Đẹp Nhanh Chóng Nhất


Điều này giúp cơ thể thải ra ngoài độc tố toxins qua thận thay vì qua da.

2. Bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời

3 Cách Hay Để Có Làn Da Đẹp Nhanh Chóng Nhất


Thường xuyên thoa thuốc chống nắng có chỉ số SPF trên 30. Khi ra đường, nên đảm bảo da của bạn phải được che kín hay đã thoa thuốc chống nắng. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng mạnh nhất lên da trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều.

3. Ăn nhiều trái cây, rau quả và cá

3 Cách Hay Để Có Làn Da Đẹp Nhanh Chóng Nhất


Khi các nhà khoa học ở trường đại học Monash-Úc nghiên cứu chế độ ăn uống của 453 người ở độ tuổi trên 70 đến từ các nước Úc, Hy Lạp và Thụy Điển để kiểm tra mối liên hệ giữa những gì họ ăn với số lượng các nếp nhăn trên da, cho thấy những người ăn nhiều trái cây, rau quả và cá ít bị nếp nhăn hơn cả.
Ngược lại, các thức ăn giàu chất béo, thịt, bơ, các sản phẩm từ sữa, nước giải khát, bánh ngọt và khoai tây làm tăng sự xuất hiện các nếp nhăn trên da.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

[/tintuc]