[tintuc]
Cây Cứt Lợn Là Gì? Chữa Viêm Xoang Như Thế Nào?
Thảo dược cây cứt lợn có tính kháng sinh mạnh, tác dụng điều trị viêm xoang, viêm mũi hiệu quả. Cây cứt lợn có mùi hôi rất khó chịu nên còn gọi là cây cỏ hôi. Trong nông nghiệp, cỏ cứt lợn mọc bừa bãi và khó kiểm soát. Tuy nhiên, trong Đông y nó đem lại nhiều công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời.
Cây cứt lợn
Khu vực phân bố
Cây cứt lợn có tên tiếng anh là Ageratum conyzoides L, thuộc họ Cúc. Tên gọi khác của loài hoa này là cỏ ngũ vị, cỏ hôi, cỏ cức lợn,… Theo các nhà thực vật học, là loại cỏ dại mọc hoang khắp nơi, từ đồng ruộng, ven đường, vườn nhà và một số nơi khác. Bạn có thể tìm thấy nó rất dễ dàng.
Bộ phận dùng
Thường sử dụng cả cây (trừ rễ) để làm thuốc. Cây cứt lợn hoa tím hay hoa trắng đều sử dụng được.
Chế biến
Cây hoa cứt lợn được thu hái quanh năm, thời điểm tốt nhất là vào tháng 9, khi cây vừa ra hoa, lúc trời khô thoáng. Thu hoạch bằng cách cắt phần thân trên mặt đất, giũ sạch đất cát, dùng ngay hoặc phơi khô làm thuốc. Có thể cắt thành từng đoạn nhỏ 3 – 6cm để bảo quản.
Bảo quản
Đối với cây tươi, nên dùng ngay để tận dụng dược tính trong cây. Nếu phơi khô, cho vào bao bì kín hoặc túi hút chân không, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, thỉnh thoảng đem ra phơi để tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Một số nghiên cứu cho thấy, thành phần chính trong cây cức lợn là tinh dầu, chiếm khoảng gần 2%. Ngoài ra, còn một số dưỡng chất khác có lợi như: Caryophyllene, cadinen, ageratochromen, saponin và alkaloid. Trong đó, 4 hoạt chất đầu đã kể trên vẫn đang được nghiên cứu về tác dụng hoá học và sinh học.
Còn hai thành phần saponin và alcaloid được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về công dụng.
Tính vị, quy kinh
Cây cứt lợn có tính bình, vị đắng, mùi thơm, quy vào kinh tâm, phế.
Công năng, chủ trị
Cây hoa cứt lợn có công dụng tiêu viêm, chỉ huyết. Chủ trị rong huyết, băng huyết, chảy máu cam, viêm mũi, chảy máu chân răng, viêm xoang mũi dị ứng. Chữa được một số bệnh như đa kinh, phong thấp, đau khớp. Ngoài ra, có thể sử dụng cây cức lợn để tắm ghẻ, gội đầu,…
Công dụng của cây cứt lợn
Chiết xuất từ cây thuốc được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế thế giới. Tại Brazil, khi truyền dịch, các bác sĩ chuẩn bị thân lá hoặc toàn bộ thân cây để chữa trị cơn đau bụng, sốt, tiêu chảy, cảm lạnh, thấp khớp, co thắt và sử dụng nó như một loại thuốc bổ.
Cây thuốc được các nhà khoa học đánh giá rất cao trong kháng viêm và hồi phục vết thương nhanh. Tại một số quốc gia khác như Mỹ Latinh, nó được sử dụng khá phổ biến. Ở Châu Phi, nó dùng để chữa bệnh sốt, đau đầu, viêm phổi, thấp khớp và điều trị cơn đau bụng.
Hoa cứt lợn chữa viêm xoang có hiệu quả không?
Hoa cứt lợn có tính mát, mùi hăng, vị hơi đắng. Dân gian thường dùng nó để chữa viêm xoang, nghẹt mũi rất hiệu quả. Có nhiều cách chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn như xông hơi, nhỏ mũi hay nấu nước uống.
Theo y học hiện đại, chiết xuất lá và thân cây cứt lợn có chứa phenol, saponin, alkaloid và một vài thành phần khác. Các hoạt chất này giúp làm thông cánh mũi, tiêu trừ đờm, từ đó giúp giảm viêm, thông đường thở, điều trị các chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả.
Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm xoang hiệu quả từ cây cứt lợn
Với tác dụng chữa viêm xoang tuyệt vời từ cỏ cứt lợn, không ít người đã tìm đến thảo này. Tuy nhiên, sử dụng sau cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, Đông Y Gia Truyền Tấn Khang xin chia sẻ một vài cách điều trị viêm xoang hiệu quả từ cây cức lợn trong dân gian, mời bạn tham khảo.
Bài thuốc 1: Xông hơi bằng hoa cứt lợn
Chuẩn bị: 20g hoa cứt lợn tươi.
Cách thực hiện:
- Dùng hoa cứt lợn rửa và ngâm cùng với nước muối pha loãng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
- Cho vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút để hoạt chất tan ra hết.
- Tắt bếp và tiến hành xông hơi. Khi xông cần che kín toàn bộ thân hoặc lấy chăn trùm lên đầu để hiệu quả đạt cao nhất.
- Kết hợp với động tác hít thở sâu, đều đặn để tinh dầu đi sâu vào niêm mạc mũi và các mô xoang.
- Kết thúc xông hơi, bệnh nhân xì sạch mũi để loại bỏ dịch nhờn còn ứ đọng bên trong và giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn.
- Thực hiện bài thuốc này 3 lần/tuần. Sau một thời gian ngắn tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Xông hơi bằng hoa cứt lợn là cách chữa viêm xoang đơn giản nhưng rất hiệu quả. Áp dụng cho các trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc các triệu chứng còn nhẹ. Khi xông hơi, tinh dầu sẽ trực tiếp bay vào mũi, giúp thông các dịch nhầy (nguyên nhân gây cản trở hô hấp trong mô xoang). Từ đó các triệu chứng viêm xoang sẽ được cải thiện đáng kể.
Bài thuốc 2: Tẩm bông nhét mũi bằng nước cốt hoa cứt lợn
Chuẩn bị:
- Cây cứt lợn tươi.
- Bông gòn (hoặc tăm bông).
- Lọ thuỷ tinh.
- Cây cứt lợn rửa sạch, ngâm nước muối càng tốt.
- Lọ thuỷ tinh đem rửa sạch và khử trùng bằng nước sôi.
- Cho thảo dược vào cối, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, cho vào lọ thuỷ tinh và giữ kín.
- Dùng bông gòn sạch tẩm nước cốt vừa mới vắt. Sau đó nhét vào lỗ mũi đang bị viêm đau.
- Giữ yên khoảng từ 10-20 phút thì rút bông gòn ra để dịch mủ bên trong được loại bỏ ra bên ngoài.
- Rửa sạch lại vùng mũi bằng nước muối sinh lý.
- Thực hiện bài thuốc này đều đặn và liên tục cho đến khi tình trạng thuyên giảm.
Tẩm bông nhét mũi bằng nước cốt hoa cứt lợn cũng là một cách chữa viêm xoang hiệu quả. Tuy nhiên với cách này, bệnh nhân không cần phải xì mũi mạnh khi rút bông gòn khỏi mũi. Bởi vì giữa tai và mũi có một đường nối thông hay còn được gọi là vòi nhĩ. Khi xì mũi mạnh có thể làm dịch nhờn mũi đi ngược lại qua tai gây ra bệnh viêm tai cấp.
Bài thuốc 3: Nhỏ mũi bằng dung dịch cây hoa cứt lợn
Chuẩn bị:
- Cây hoa cứt lợn tím.
- Lọ nước nhỏ mắt rỗng.
Cách thực hiện:
- Lấy cây cứt lợn rửa sạch, ngâm với nước muối trong 20 phút.
- Vớt thảo dược ra rửa lại 1 lần nước rồi để ráo.
- Đem giã nhuyễn, lấy nước cốt cho vào lọ nước nhỏ mắt rỗng (đã được sát khuẩn bằng nước sôi).
- Mỗi ngày nhỏ từ 2-3 lần vào mũi, mỗi lần 4-5 giọt dung dịch.
- Khi nhỏ xong, hít thở từ từ thật sâu để dung dịch ngấm vào mô xoang. Đừng quên dùng tay mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để giúp cánh mũi thông thoáng.
Cách dùng cây cứt lợn trị viêm xoang
Nhỏ mũi bằng dung dịch cây cứt lợn đem lại hiệu quả nhanh, đáng để bạn tham khảo. Trong quá trình nhỏ mũi, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng rát và khó chịu. Đây là triệu chứng bình thường vì nó có tính ấm và mùi hắc. Nhưng nếu sau vài lần thực hiện bệnh không khỏi thì nên tạm ngưng để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Bài thuốc 4: Uống nước sắc từ cây hoa cứt lợn
Chuẩn bị:
- 40g cây cứt lợn khô.
- 1 lít nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch thảo dược, cho cây cứt lợn vào ấm sắc cùng với 300ml nước sạch, khi hỗn hợp nước đổi màu thì tắt bếp.
- Chiết lấy nước và để nguội. Chia thành 3 phần uống hết trong ngày.
- Kiên trì sử dụng đều đặn để tình trạng bệnh được chữa trị nhanh chóng.
- Uống nước sắt từ hoa cứt lợn là bài thuốc Đông y dễ dàng thực hiện tại nhà, rất an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Bệnh nhân cần kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày, sau 1-2 tuần các triệu chứng như nghẹt mũi, viêm xoang,… sẽ được cải thiện tốt hơn và có thể sớm cải thiện sức khỏe như ban đầu.
Bài thuốc 5: Nhỏ mũi bằng nước cốt cây hoa cứt lợn và cây vòi voi
Chuẩn bị:
- Cây vòi voi.
- Cây hoa cứt lợn.
- Muối hột.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cây hoa cứt lợn và cây vòi voi, cho nước muối pha loãng vào ngâm để diệt khuẩn.
- Vớt 2 vị thuốc ra để ráo nước rồi cho vào cối giã nhuyễn với một ít muối hột đã chuẩn bị.
- Vắt lấy nước cốt hỗn hợp cho vào một lỗ rỗng (đã được sát khuẩn sạch sẽ) để dùng dần.
- Vệ sinh sạch mũi trước mỗi lần dùng. Tiếp theo cho 4 – 5 giọt nước cốt hỗn hợp vào bên trong mũi.
- Kiên trì sử dụng đều đặn trong 2 tuần sẽ thấy bệnh viêm xoang được thuyên giảm.
Cây vòi voi là thảo dược giúp giảm đau, tiêu viêm và tiêu độc hiệu quả, khi kết hợp cùng với vị thuốc cây cứt lợn làm tăng hiệu quả chữa trị viêm xoang. Giúp các triệu chứng như sổ mũi, viêm mũi được thuyên giảm nhanh chóng.
Bài thuốc 6: Uống nước sắc từ cây hoa cứt lợn, hoa kim ngân và ké đầu ngựa
Chuẩn bị:
- 25g cây hoa cứt lợn.
- 25g kim ngân hoa.
- 15g ké đầu ngựa.
- 1 lít nước.
Cách thực hiện:
- Đem cây cứt lợn, ké đầu ngựa và kim ngân hoa rửa sạch, rồi để ráo nước.
- Cho 4 vị thuốc vào ấm sắc cùng với 1 lít nước. Sắc đến khi nước trong ấm còn 250ml thì tắt bếp.
- Chiết lấy nước lọc bỏ bã. Chia thành 3 phần uống trong ngày không để thuốc qua đêm.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc trong 30 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần nhanh chóng.
Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang
Uống nước sắc từ hoa cứt lợn, kim ngân hoa và ké đầu ngựa có công dụng tốt trong việc điều trị các vấn đề viêm nhiễm hô hấp. Đây là những vị thuốc kháng viêm hàng đầu trong Đông y, liều kháng sinh tự nhiên trong chữa bệnh. Do đó, khi kết hợp các vị thuốc lại với nhau giúp điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả hơn.
Một số bài thuốc khác có chứa cỏ cứt lợn
Trị cảm mạo gây sốt
Chuẩn bị: 50g cây cứt lợn, 30g cây bạc hà. Đem thảo dược đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống cho đến khi bệnh được khỏi bệnh.
Chữa mụn nhọt độc gây sưng đau
Dùng 30g cây cứt lợn, 30g cỏ nhọ nồi, 20g lá cây lược vàng, rửa sạch qua nước muối pha loãng, thái nhỏ. Trộn chung với cơm nguội và 1 thìa muối, giả nhuyễn rồi dùng hỗn hợp đó đắp lên vùng bị nhọt độc. Dùng băng sạch cố định lại, thay thuốc mỗi ngày 2 lần.
Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân
Đem cây cứt lợn rửa sạch, phơi khô ngoài trời. Khi dùng lấy 1 nắm thảo dược đốt cháy, đắp vào chỗ bị sưng đau.
Điều trị xuất huyết do ngoại thương
Sử dụng 1 nắm lá cây cứt lợn, cây cúc tần (từ bi), ngâm với nước muối loãng. Giã nhuyễn đắp lên vùng ngoại thương trong 2 ngày.
Một số lưu ý khi dùng hoa cứt lợn
Cây hoa cứt lợn là thảo dược chữa viêm xoang hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Nhưng để tránh tác dụng phụ không mong muốn từ thảo dược bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi lần đầu sử dụng các bài thuốc từ cây cứt lợn.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi nên cẩn thận khi sử dụng bởi thảo dược khó uống, có mùi hắc có thể gây ra nôn mửa.
- Trong uống cây cứt lợn, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban, dị ứng,… bạn nên dừng sử dụng và theo dõi cơ thể.
- Viêm xoang là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi, do đó, hoa cứt lợn chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể trị dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp, tránh xa bụi bẩn, ô nhiễm, giữ ấm cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh.
Qua bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về cây cứt lợn, cũng như cách dùng để hỗ trợ điều trị viêm xoang, giúp cải thiện sức khỏe. Nếu bạn có người thân, quen chưa biết về vị thuốc này, hãy chia sẻ bài viết cho họ nhé. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và áp dụng thành công!
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cám ơn bạn đọc đã theo dõi!
[/tintuc]