[tintuc] 

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm với cách dùng rất hiệu quả

Cây mần ri (màng ri, màng màng) gồm 2 loại hoa tím và hoa trắng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp, giải độc gan, đau đầu, cảm sốt,…
Để biết rõ thêm về công dụng của cây mần ri, cũng như cách dùng và bài thuốc hay từ thảo dược này. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay bây giờ.


cây mần ri

Cây mần ri là cây gì?

Cây mần ri là loài thực vật có hoa, cả mần ri hoa tím và mần ri hoa trắng đều dùng để làm thuốc.
  • Tên gọi khác: màn ri, cây mùng ri, cây màn màn, cây màng ghi, cây rằn ri,…
  • Phân loại:
  • Mần ri tím (Cleome Chelidonii): vị cay, tính ấm, không độc, dùng nhiều trong bài thuốc cảm cúm, nhức đầu, ho hen.
  • Mần ri trắng (Cleome Gynandra L): vị cay đắng, tính ấm, thường dùng để chữa thoát vị đĩa đệm.
  • Họ: Màn màn (Cleomaceae).


Cây mần ri hoa trắng


Cây mần ri hoa tím

Đặc điểm hình ảnh cây mần ri 

Để nhận biết cỏ mần ri trong tự nhiên, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:
  • Là loài thực vật thân thảo sống lâu năm, có chiều cao khoảng 40 – 80cm. Thân cây mềm và được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ màu trắng.
  • Lá mần ri có hình chân vịt, mọc so le. Mỗi cuống lá từ thân cây sẽ cho ra khoảng 3 – 5 lá chét.
  • Rễ củ, hình trụ dài và xếp thành chùm to.
  • Mần ri nở hoa quanh năm, chúng thường mọc thành chùm ở ngọn hoặc nách lá. Hoa mần ri nhỏ và có 4 cánh vểnh ra. Tùy từng loài mà hoa sẽ có màu tím hoặc trắng. Bầu nhụy có lông, vòi nhụy ngắn, bao phấn màu làm.
  • Quả nang dài, không có lông, bên trong chứa nhiều hạt có hình giống như quả thận.

Phân bố

Trên thế giới, mần ri được tìm thấy nhiều ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Malaysia, Indonesia,…
Tại Việt Nam, cây thuốc này mọc hoang nhiều nơi từ Bắc chí Nam. Chúng thường tập trung ở khu vực đồng bằng, những vùng đất thấp, ẩm ướt, được phù sa bồi đắp nhiều. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp mần ri mọc dại ở hai bên bờ sông. Ngoài ra, loài cây này còn được người dân trồng trong vườn nhà để làm thuốc trị bệnh.

Bộ phận dùng

Theo Y học cổ truyền, toàn bộ cây mần ri (bao gồm rễ lá, thân và hạt) đều có thể dùng để làm thuốc.

Thu hái, chế biến và bảo quản

Mần ri được thu hái quanh năm. Sau khi hái về, mang cây chặt khúc, phơi khô làm thuốc. Cuối cùng cho dược liệu vào túi nilon buộc kín để bảo quản và sử dụng dần. 

Trong thời gian bảo quản, cần để ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát để hạn chế tình trạng thuốc bị ẩm mốc và hư hại.

Thành phần hóa học

Theo các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, khi phân tích thành phần hóa học của cây mần ri, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được những hoạt chất sau:

  • Acid béo: Trong tinh dầu mần ri chứa hàm lượng lớn các Acid béo gồm: Acid Linoleic, Acid Palmitic, Acid Oleic, Acid Stearic, Acid Arachidic và Acid Eicosenoic.
  • Các Flavonoid ở dạng Aglycone hoặc Glycoside 
  • Hợp chất Glucosinolate và Isothiocyanate
  • Ngoài ra, còn có đường khử, Protein và  0,1% Acid viscosic cùng 0,04% Viscosin trong hạt cây mần ri.

Cây mần ri (màng ri) có tác dụng chữa bệnh gì?

Tác dụng của cây mần ri trong việc hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau đã được cả Đông y và Tây y thừa nhận. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của cây mần ri.

  • Màn ri có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu đờm, hạ khí, làm hết nấc cụt, chóng mặt, giảm đau đầu.
  • Mần ri hoa tím chữa rắn cắn, nhức đầu, cảm cúm hoặc ho hen, điều trị chứng viêm cầu thận mãn tính, thận hư, thận yếu, bí tiểu.
  • Mần ri hoa trắng có công dụng tiêu đờm, giải uất, hoạt huyết, thanh nhiệt. Chủ trị các chứng đau xương khớp, đau ngang thắt lưng, thoái hóa cột sống, đau mỏi vay gáy, phong tê thấp, thoát vị đĩa đệm. 
  • Làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B, tăng cường chức năng gan.
  • Hỗ trợ điều trị sưng hạch ở cổ, tai, vú.


Tác dụng của cây mần ri

Theo Y học hiện đại, các hoạt chất có trong thành phần của cây mần ri như: Glucocapparin, Glucocleomin và Glycoside có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.

Thêm vào đó, hàm lượng lớn Protein, Vitamin và đường trong cây thuốc giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể, nhờ đó giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe.

Liều dùng và cách sử dụng cây mần ri

Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh mà thầy thuốc sẽ kê đơn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng với liều lượng phù hợp.

Cây mần ri có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp thêm một vài vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Có nhiều cách sử dụng cây mần ri như: Sắc thuốc uống, hãm, xông hơi, làm thuốc đắp ngoài da. 

Bài thuốc sử dụng cây mần ri

Công dụng của cây mần ri trong việc hỗ trợ cải thiện cái thiện các vấn đề sức khỏe đã được biết đến từ lâu. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay từ loại thảo dược này, bạn có thể tham khảo bài thuốc và cách sử dụng màng ri chữa bệnh:

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc uống:
Chuẩn bị: 40g cây mần ri hoa trắng khô.

Cách thực hiện: 
  • Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên dược liệu.
  • Cho vào ấm hãm với một lượng nước vừa đủ rồi rót lấy phần nước uống. Nước thuốc nấu xong chỉ nên sử dụng trong ngày. 
  • Uống mỗi ngày từ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 200 – 300ml. Kiên trì dùng thuốc trong vòng 2 – 3 tháng để có được kết quả điều trị cao nhất. 
Bài thuốc đắp:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: 100g cây mần ri tươi (cả rễ, thân và lá), 1 củ gừng tươi và 40ml rượu trắng (40° – 50°).

Cách thực hiện:
  • Rửa sạch mần ri và gừng, để ráo nước.
  • Cắt mần ri thành từng khúc dài 2 – 3cm, gừng cạo sạch vỏ rồi đập dập. Đem tất cả sao vàng đến khi ngửi thấy mùi thơm thì cho 40ml rượu trắng vào và đun sôi trong vòng 2 phút rồi tắt bếp.
  • Cho phần rượu thuốc vừa chế biến lên một mảnh vải sạch. Chườm vải lên chỗ bị thoát vị đĩa đệm trong 30 phút hoặc đến khi hết nóng thì dùng phần bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng bị đau.
  • Đắp thuốc đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ. Thực hiện trong vòng 1 – 2 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng đau nhức giảm đi rõ rệt.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: 100g cây mần ri tươi (cả rễ, thân và lá), muối hạt.

Cách thực hiện:
  • Rửa sạch mần ri và để ráo nước.
  • Giã nhuyễn mần ri cùng với muối hạt. 
  • Cho hỗn hợp trên vào một tấm vải sạch rồi đắp lên chỗ bị đau trong khoảng 20 – 30 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da.
  • Áp dụng phương pháp này đều đặn giảm bớt tình trạng đau nhức.


Nước sắc mần ri

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 250g cây mần ri hoa trắng phơi khô, 1 lít rượu trắng (40° – 50°).
Cách thực hiện:
  • Mang dược liệu rửa sạch bụi bẩn.
  • Cho mần ri và rượu vào bình ngâm trong khoảng 3 tháng thì có thể lấy ra sử dụng.
  • Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ rượu thuốc, 1 ly sau khi ăn sáng và 1 ly trước khi ngủ.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ

Chuẩn bị: 50g cây mần ri, 6g cây bá bệnh (mật nhân) và 50g diệp hạ châu (cây chó đẻ).
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch bụi bẩn trên dược liệu.
  • Cho tất cả vào ấm đun sôi cùng với 1,5 lít nước lọc, đến khi cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Dùng thuốc trong ngày và chia thành 2 lần uống.
  • Thực hiện liên tục và đều đặn trong vài tuần, bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Hỗ trợ điều trị thận yếu, đi tiểu khó

Chuẩn bị: 50g mần ri, 50g bán chi liên.
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch mần ri và bán chi liên với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Cho tất cả dược liệu trên vào ấm nấu cùng với 1,5 lít nước. Đun đến khi thuốc sắc lại thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước và uống mỗi ngày vào buổi sáng. Kiên trì dùng thuốc trong một thời gian để cải thiện tình trạng bệnh.


Cây mần ri trị bệnh thận hư, thận yếu

Hỗ trợ chữa bệnh đau đầu, cảm sốt

Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: 20g mần ri.

Cách thực hiện:
  • Rửa sạch bụi bẩn bám trên mần ri rồi cho dược liệu vào nước muối pha loãng ngâm để diệt khuẩn.
  • Giã nát mần ri. Sau đó lấy đắp lên vùng trán và thái dương.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: 700g mầm ri (gồm cả rễ, thân và lá).

Cách thực hiện:
  • Mần ri rửa sạch, sau đó cho vào nồi nấu với 4 lít nước.
  • Đem xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau khi xông xong thì dùng khăn mềm lau sạch mồ hôi. Một lúc sau, cơn sốt và các triệu chứng đau đầu sẽ giảm đi nhanh chóng.

Hỗ trợ điều trị lao hạch

Chuẩn bị: 50g mần ri, 50g hạ khô thảo, 15g cam thảo.

Cách thực hiện:
  • Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó cho vào ấm nấu với 1 lít nước.
  • Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi thấy đổi màu và sắc lại thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và chia thành 2 phần bằng nhau uống trong ngày.
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, dùng liên tục không ngắt quãng để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Món ăn từ cây mần ri

Ngoài sắc nước, ngâm rượu uống, màn ri được biết đến là loại rau ăn nên thuốc, nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho gia đình.

Mần ri xào tỏi:
Nguyên liệu chuẩn bị: 300g cành, lá cây mần ri tươi, 1 – 2 nhánh tỏi.

Cách thực hiện:
  • Mần ri rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Tỏi bóc vỏ, đập dập.
  • Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm tỏi rồi cho mần ri vào xào. Lưu ý xào nhanh tay trên lửa lớn để mần ri giữ được độ giòn.
  • Nêm nếm vừa ăn theo khẩu vị.


Màng ri xào tỏi

Mần ri hầm gà:

Nguyên liệu chuẩn bị: 200g mần ri tươi cắt bỏ rễ, 100g thịt gà.

Cách thực hiện: 
  • Rửa sạch các nguyên liệu. Mần ri cắt khúc, thịt gà thái thành miếng vừa ăn.
  • Hầm gà trong 1 tiếng.
  • Xào sơ mần ri để tránh bị nát, sau đó cho vào nồi gà hầm thêm 10 – 15 phút.
  • Nêm nếm gia vị vừa miệng. Nên thưởng thức khi còn nóng.

Một số lưu ý khi sử dụng cây mần ri chữa bệnh

Cây mần ri nhìn chung là thảo dược lành tính, ít độc. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả điều trị bệnh, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Lựa chọn dược liệu kỹ lưỡng. Tránh sử dụng những cây mần ri có sâu bọ hoặc thuốc trừ sâu. Với mần ri khô thì không nên sử dụng những loại có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng.
  • Tuyệt đối không dùng mần ri để trị bệnh cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trẻ dưới 16 tuổi thì cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Tuân theo đúng liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên lạm dụng cây thuốc.
  • Không tự ý kết hợp mần ri với những cây thuốc khác ngoài chỉ định.
  • Mần ri chữa thoát vị đĩa đệm, đau cột sống thường là loại mần ri trắng, kết hợp đắp ngoài và uống trong để tăng hiệu quả.
  • Người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Có thể thấy, mần ri không chỉ có tác dụng tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm mà còn chữa trị nhiều bệnh lý khác. Như vậy, bạn đã biết thêm về tác dụng, cách dùng, cũng như các bài thuốc hay từ cây mần ri
Qua đây mong rằng bạn sẽ biết cách tận dụng tốt vị thuốc này để cải thiện sức khỏe và chữa bệnh có hiệu quả.
Chúng tôi Đông Y Gia Truyền Tấn Khang là trang chia sẻ thông tin hữu ích về lĩnh vực sức khỏe, y tế, thẩm mỹ, làm đẹp với đội ngũ chuyên gia tâm đức, tài năng. Thường xuyên truy cập Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để không bỏ lỡ bất kỳ vị thuốc hay nào.
Lưu ý: Bài viết không có ý định cung cấp bất kỳ lời khuyên y tế nào. Người đọc nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng cho mục đích chữa bệnh.

Tác Giả: Đinh Bá Tường

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm