[tintuc] 

Cây nàng hai có tác dụng gì? Cách dùng và bài thuốc trị bệnh.


Cây nàng hai, hay cây tầm ma, miền Nam gọi là cây ngứa, mọc nhiều ở thôn quê. Nàng hai vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc có tác dụng điều trị các chứng thấp khớp, viêm khớp, gút, nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt.

Có khá ít nghiên cứu về cây nàng hai, tuy nhiên, bài viết sẽ cố gắng đem đến cho bạn nhưng thông tin đầy đủ nhất về thảo dược này.


Cây nàng hai

Cây nàng hai là gì?

Nàng hai là cây thân thảo, nhỏ nhắn và dễ mọc, dễ sống. Dân gian vừa luộc, nấu canh làm rau ăn, vừa dùng làm thuốc trị bệnh.

Loài cây này ưa sống ở những vùng đất ẩm, thường mọc hoang khắp nơi. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ như: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa, Ninh Thuận, Bình Thuận,…  


Cây nàng hai miền Nam

Tên gọi, phân loại

  • Tên gọi khác: Cây tầm ma, cây ngứa (tên gọi dân gian).
  • Tên khoa học: Urtica Dioica L.
  • Họ: Hoa môi (Urticaceae)
Tên chi Urtica bắt nguồn từ động từ tiếng Latin (Urere), có nghĩa là “đốt cháy”. Bởi những sợi lông trên thân và lá cây có thể gây nổi đỏ, ngứa rát ở da. Tên loài Dioica có nghĩa là “hai ngôi nhà” cây này chứa cả hoa đực lẫn hoa cái.

Đặc điểm hình ảnh

Cây nàng hai trong tự nhiên nổi bật với một số đặc điểm sau:
  • Là cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 60-150cm. Thân vuông, thẳng đứng và không phân nhánh. Cây mọc lan rộng nhờ hệ thống rễ dài và phát triển.
  • Lá nàng hai màu xanh lục, gân lá nổi rõ, mép lá khía răng cưa to.
  • Hoa nở từ 6 đến tháng 9 hằng năm. Hoa đơn tính, có màu trắng hoặc trắng ngà, kích thước nhỏ li ti và thường mọc thành chùm.
  • Quả hình trứng, được bọc trong hai cánh hoa lớn.
  • Lá và thân cây được bao phủ bởi một lớp lông mịn chứa các chất hóa học gây kích ứng, được tiết ra khi tiếp xúc với da. Có hai loại lông: Lông dài có độc tính gây kích ứng da và lông ngắn, mềm.

Lá nàng hai

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Trừ quả, tất cả các bộ phận khác đều có thể làm thuốc. Cây nàng hai thu hoạch quanh năm. Người ta thường nhổ cả cụm cây (cả thân và rễ) đem về.

Vào mùa xuân, ta có thể hái các cành non của cây để làm rau ăn hoặc làm thuốc bổ. Khi hái cần lưu ý mang găng tay để tránh bị các gai tơ của cây chạm vào da gây mẩn ngứa, khó chịu.

Nàng hai sau khi hái về đem đi rửa sạch, tách riêng phần lá, thân và rễ. Chặt khúc rồi phơi khô làm thuốc. Sau đó mang dược liệu cho vào túi cất giữ, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.


Vị thuốc nàng hai

Tác dụng của cây nàng hai trị bệnh gì?

Trong Đông y, cây nàng hai được sử dụng trong bài thuốc chữa sưng đau khớp, viêm khớp, gout, mất ngủ, sốt kéo dài hoặc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt và đường tiết niệu.

Ngày nay, nàng 2 được dân gian sử dụng rộng rãi hơn do đem lại nhiều công dụng chữa bệnh, lành tính và không độc.

Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính)

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất beta-sitosterol trong thành phần hóa học của cây nàng hai có tác dụng làm giảm các triệu chứng do tuyến tiền liệt phì đại chèn ép lên niệu đạo như: giảm lưu lượng nước tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt,…

Hoạt chất này còn có khả năng làm giảm prostaglandin (prostaglandin ảnh hưởng trực tiếp đến viêm tuyến tiền liệt, làm kích thước và lưu lượng máu và của tuyến tiền liệt).


Nàng hai điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Khi thực hiện thí nghiệm trên động vật, người ta còn thấy loài cây này có thể ngăn chặn testosterone chuyển đổi thành dihydrotestosterone (một dạng testosterone mạnh hơn). 

Tác dụng của cây nàng hai trong việc làm chậm sự phát triển của một số tế bào tuyến tiền liệt khá giống với Finasteride. Đây là một loại thuốc thường kê toa cho bệnh nhân BPH.

Giảm viêm xương khớp

Nhiều bằng chứng trong thực tế cho thấy, việc uống hoặc đắp cây nàng hai tại những vùng bị đau sẽ giúp làm giảm các cơn đau nhức do viêm xương khớp gây ra.

Các nhà khoa học cho rằng, các hoạt chất hóa học trong loài cây này có tác dụng ức chế các enzym cyclooxygenase (COX) tạo ra prostaglandin gây viêm trong cơ thể, được gọi là COX-1 và COX-2.

Điều trị viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô)

Theo nghiên cứu được công bố trên Phytotherapy Research (2009), các nhà khoa học thấy rằng cây nàng hai có tác dụng làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như: ngứa, nghẹt mũi, hắt hơi,… 

Bằng cách ngăn chặn các histamin (chất có liên quan đến phản ứng viêm, dị ứng của cơ thể) gắn với các thụ thể trên mô, nhờ đó nó giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng. 

Thảo dược còn có khả năng làm giảm lượng histamin trong máu. Hiệu quả này đạt được thông qua việc ngăn chặn enzyme tryptase tiếp cận tế bào mast, làm cho các tế bào này phân hủy giải phóng histamin.

Hỗ trợ làm hạ huyết áp

Các nghiên cứu thực hiện trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy, rau nàng hai có tác dụng làm hạ huyết áp bằng cách kích thích sản xuất oxit nitric. Chất này hoạt động như một chất giãn mạch. Khi các mạch máu giãn nở, áp lực lên thành mạch cũng giảm theo, nhờ đó giúp hạ huyết áp. 

Ngoài ra, trong thành phần hóa học của cây thuốc này còn có các hợp chất có khả năng hoạt động như thuốc chặn canxi, giúp làm giảm áp lực co bóp của tim.


Nàng hai hỗ trợ làm hạ huyết áp

Liều dùng, cách dùng

Nàng hai có 1 ít độc, nhưng chỉ là độc tính nhất thời, độc sẽ bị hủy khi đun sôi. Do đó, nên dùng chín, dưới dạng nước sắc hoặc pha trà, không nên uống tươi.

Khi sử dụng cây thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Lưu ý dùng với liều lượng vừa đủ, chỉ cần 1 nắm cây khô khoảng 20g – 30g/ngày.

Một số bài thuốc từ cây nàng hai

Dân gian thường sử dụng cây nàng hai để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, thường dùng độc vị. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ nàng hai để bạn tham khảo

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do phong thấp

Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Cây nàng hai (tươi)
Cách thực hiện: Mang lá đi rửa sạch bụi bẩn. Sau đó giã nát và đắp vào vùng bị đau nhức trong vòng 30 đến 40 phút. Đắp thuốc đều đặn mỗi ngày 2 lần và duy trì liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Lưu ý: Lá tươi có thể gây ngứa ngáy mẫn đỏ, nhưng chỉ là ngứa nhất thời, thoáng qua, không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Bài thuốc 2
Chuẩn bị: 1 nắm cây nàng hai phơi khô.
Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó nấu cùng với 1,5 lít nước. Đun cạn còn 2 chén, chia uống 2 lần/ngày sau bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất.


Cây nàng hai chữa đau nhức xương khớp, viêm đường tiết niệu 

Bài thuốc chữa sốt kéo dài

Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Cây nàng hai khô
Cách thực hiện: Sắc dược liệu thành thuốc hoặc nấu chín cây với nước để uống hạ sốt.

Bài thuốc 2
Dùng như một loại rau. Luộc chín để khử chất độc có trong lông, sau đó vớt ra để ráo, ăn như các loại rau bình thường. Ngoài ra bạn cũng có thể xào rau nàng hai để đổi khẩu vị.

Bài thuốc điều trị mất ngủ từ cây nàng hai

Chuẩn bị: Nàng hai
Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu và nấu thành nước uống hằng ngày thay nước lọc. Tỷ lệ nước và dược liệu nấu theo cơ địa mỗi người. Tốt nhất là khi mới sử dụng thuốc, bạn nên nấu loãng rồi sau đó mới tăng dần lượng dược liệu lên.


Điều trị mất ngủ từ cây tầm ma

Một số bài thuốc khác có cây nàng hai

  • Lợi tiểu: Nàng 2, mã đề, mỗi thứ 1 nắm, nấu lấy nước uống.
  • Trị sa tử cung: Nàng hai sắc nước uống 2 lần.ngày.
  • Xuất huyết khi mang thai: 4 phần nàng hai, 1 phần ngải cứu, 1 phần tía tô, mỗi phần 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Chân tay tê mỏi: 15 – 20g cây nàng hai, nấu nước uống mỗi ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng cây nàng hai

  • Trên thực tế, hiệu quả và tác dụng của cây nàng hai vẫn chưa được khoa học nghiên cứu sâu. Do đó cần trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng thảo dược này, không nên dùng tùy tiện.
  • Tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với da, bởi lông trên lá và thân cây có chứa các chất làm da bị kích ứng, gây khó chịu. Tuy nhiên, chất độc này sẽ bị tiêu hủy khi đun sôi nên bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng cây thuốc này.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ cây thuốc nàng hai. 


Nước thuốc cây tầm ma

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cây nàng hai là gì, cũng như tác dụng, cách sử dụng của nàng hai. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng, bạn đã biết thêm các bài thuốc hay và điều trị bệnh có hiệu quả. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Tác giả: Đinh Bá Tường

Nguồn tham khảo:
6 Evidence-Based Benefits of Stinging Nettle (healthline.com).
Stinging nettle, Urtica dioica L.: botanical, phytochemical and pharmacological overview (link.springer.com).
Urtica dioica (en.wikipedia.org).
Cây tầm ma có tác dụng gì? (Vinmec.com).

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm