[tintuc]
Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Già Và Cách Điều Trị.
Đau nhức xương khớp ở người già là hiện tượng khá phổ biến. Triệu chứng này xảy ra do ảnh hưởng của quá trình lão hóa theo tuổi tác, thay đổi thời tiết hoặc do các vấn đề về sức khỏe cần được điều trị.
Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người già
Đau nhức xương khớp là hiện tượng xương khớp bị đau ở một hay nhiều vị trí, nhất là các khu vực như khớp vai, khớp háng, khớp đầu gối hay cột sống. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, tuy nhiên người già nhóm chiếm tỷ lệ bị đau nhức xương khớp cao nhất.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà người già có thể chỉ bị đau ở một vài vị trí hoặc đau nhức xương khớp toàn thân. Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội và có khuynh hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Đôi khi, chứng đau nhức xương khớp ở người già còn xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như:
- Sưng đỏ, nóng ấm ở vị trí đau nhức
- Khớp phát ra âm thanh lạ khi vận động
- Cứng khớp, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy
- Tê bì chân tay
- Vận động khó khăn.
Chứng đau nhức xương khớp ở người già kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, chất lượng sống cũng như khả năng vận động của người lớn tuổi. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe xương khớp. Cần xác định được nguyên nhân gây đau cụ thể để có hướng điều trị cho phù hợp.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già.
Hiện tượng đau nhức xương khớp ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra. Bao gồm:
- Lão hóa: Ở người già, xương khớp bị lão hóa, suy yếu dần làm tăng nguy cơ bị đau nhức xương khớp theo tuổi tác. Thêm vào đó, sự hao mòn, kém đàn hồi của lớp sụn trong khớp cũng khiến cho khớp dễ bị tổn thương và gây ra hàng loạt các vấn đề như thoái hóa khớp, viêm khớp…
- Chấn thương: Các chấn thương xảy ra khi bị té ngã, tai nạn giao thông hoặc khi lao động đều có thể gây giãn cơ, yếu cơ, rách sụn, trật khớp hay nứt xương. Tất cả đều có thể dẫn đến bệnh đau nhức xương khớp ở người già.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa làm gia tăng áp lực lên xương khớp. Điều này có thể khiến người già bị đau lưng, đau nhức các khớp xương.
- Suy giảm hormone: Sự suy giảm hormone, nhất là hormone sinh dục có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp. Đặc biệt, ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm mạnh khiến cho các cơ, dây chằng, xương khớp đều bị suy yếu. Kèm theo đó là tình trạng hủy xương, mất xương làm gia tăng nguy cơ bị đau nhức xương khớp, loãng xương ở người già.
- Loãng xương: Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp ở người già. Càng lớn tuổi, khả năng tái tạo các tế bào xương các kém, quá trình mất xương cũng diễn ra nhanh hơn khiến cho người già bị loãng xương. Bệnh không chỉ gây đau nhức xương khớp toàn thân mà còn gây xẹp lún xương, cao huyết áp, giới hạn khả năng hoạt động.
- Bệnh Parkinson: Một số người già bị đau nhức xương khớp do mắc bệnh Parkinson. Bên cạnh các cơn đau, người bệnh còn có các dấu hiệu khác như chuột rút, có cảm giác căng cứng ở cổ, lưng và chân, đầu và cổ đau nhức âm ỉ, rối loạn trương lực cơ, đau thần kinh kèm theo cảm giác ngứa ran và tê bì ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Ít vận động, đứng lâu, ngồi nhiều, hoạt động sai tư thế, sử dụng khớp quá mức… Tất cả đều tác động xấu đến cơ xương khớp và khiến cho người già bị đau nhức khó chịu.
- Thay đổi thời tiết: Trời lạnh khiến cho các mạch máu và mô bị co lại, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến xương khớp dẫn đến đau nhức. Ngoài ra, tình trạng đau nhức xương khớp ở người già có khuynh hướng bùng phát mạnh vào các thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh.
- Thiếu canxi: Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu canxi. Ở người già, khả năng chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém nên rất dễ bị thiếu chất này.
- Các nguyên nhân khác: Một số vấn đề khác về sức khỏe có thể là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già. Bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim sung huyết, thoát vị đĩa đệm, đái tháo đường, viêm khớp, gout, cao huyết áp, thoái hóa khớp hay bệnh thận.
Nhìn chung, các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già khá đa dạng. Nhiều trường hợp không xác định được cụ thể nguyên nhân gây đau. Nếu tình trạng này kéo dài mà không rõ lý do, người bệnh nên tới bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị cho đúng.
Đau nhức xương khớp khớp ở người già có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, cơn đau nhức xương khớp ở người già chỉ xuất hiện thoáng qua khi vận động nhiều hoặc khi thời tiết thay đổi và thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp bị đau nhức kéo dài kèm theo các vấn đề về sức khỏe có thể gây ra nhiều hệ lụy như:
Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người già kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống và khả năng vận động của người bệnh.
- Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
- Giảm chất lượng sống, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
- Làm giảm năng suất lao động
- Đau nhức xương khớp dữ dội gây khó khăn cho việc vận động. Nhiều trường hợp không thể đi lại, hoạt động bình thường.
- Teo cơ, yếu liệt các chi do ít vận động hoặc.
Các bệnh lý liên quan nếu không được kiểm soát tốt cũng có thể gây ra nhiều biến chứng xấu. Vì vậy, người già cần chú ý theo dõi sức khỏe. Nếu bị đau nhức xương khớp thường xuyên hoặc đau dữ dội kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy theo nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong một số trường hợp, tình trạng đau nhức xương khớp có thể được cải thiện sau khi áp dụng các mẹo giảm đau tự nhiên tại nhà. Nếu cơn đau nhức nghiêm trọng hoặc do bệnh lý gây ra, người bệnh cần được điều trị bằng y tế.
1. Cách giảm đau nhức xương khớp cho người già tại nhà
- Chườm lạnh: Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp bị đau nhức xương khớp do mới bị chấn thương hoặc có kèm theo sưng đau khớp cấp tính. Chườm lạnh có tác dụng gây tê, làm co các mô nên nên giúp xoa dịu cơn đau và giảm sưng viêm nhanh chóng. Người bệnh có thể chườm bằng túi đá lạnh hoặc đắp khăn ướt đã được làm lạnh đều có tác dụng tương tự. Thời gian chườm khoảng 15 phút và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày để giảm bớt cảm giác đau nhức khó chịu.
- Chườm nóng: Người già có thể chườm nóng khi bị đau nhức xương khớp mãn tính. Trường hợp bị sưng đau, chấn thương khớp thì có thể chườm nóng sau khoảng 48 tiếng chườm lạnh. Hơi nóng có tác dụng kích thích lưu thông máu, làm thư giãn các cơ và dây thần kinh, qua đó giảm cảm giác đau nhức khó chịu ở xương khớp.
- Mang nẹp: Đeo nẹp cố định ở khớp bị bệnh sẽ giúp hạn chế được tác động xấu lên vùng tổn thương mỗi khi vận động, đồng thời giảm áp lực cho khớp, qua đó giảm nhẹ cơn đau cho người già.
- Duy trì tư thế đúng: Người già bị đau nhức xương khớp cần chú ý điều chỉnh tư thế sinh hoạt cho đúng, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều. Tăng cường các hoạt động thể dục nhẹ nhàng để nâng cao thể chất và cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược: Dân gian thường sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ xước, ngải cứu hay lá lốt để trị đau nhức xương khớp tại nhà cho người già. Các thảo dược này khá lành tính và có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng.
Một số bài thuốc thảo dược được dân gian sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp ở người già.
2. Dùng thuốc chữa đau nhức xương khớp ở người già
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hay Aspirin có thể giúp giảm nhanh các cơn đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ đến trung bình cho người già. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn kèm theo các loại thuốc khác như:
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc điều trị tiểu đường
- Tiêm corticoid vào khớp nếu bị đau nhức nhiều kèm theo sưng viêm khớp
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm dành cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp
- Thuốc điều trị bệnh gout hay cao huyết áp…
3. Vật lý trị liệu chữa đau nhức xương khớp ở người già
Ngoài thuốc điều trị, người già bị đau nhức xương khớp có thể được chỉ định trị liệu bằng các phương pháp như:
- Thực hành các bài tập giảm đau nhức xương khớp do chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn
- Điện trị liệu
- Đắp Parafin
- Thủy trị liệu
- Chiếu đèn hồng ngoại
- Điều trị bằng laser…
Các phương pháp trên được thực hiện nhằm mục đích giảm đau, khôi phục chức năng vận động của xương khớp, giảm co cứng cơ và tăng cường tuần hoàn máu. Bệnh nhân có thể tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín để được điều trị.
4. Điều trị đau nhức xương khớp ở người già bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định để chữa đau nhức xương khớp ở người già trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
- Bị biến dạng khớp hay biến dạng cột sống
- Có dấu hiệu chèn ép thần kinh hoặc bị hủy hoại khớp nghiêm trọng gây mất khả năng vận động nếu không được phẫu thuật.
- Mắc các bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gout hay viêm khớp dạng thấp ở mức độ nặng.
Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người già
Người già là đối tượng rất dễ bị đau nhức xương khớp. Để phòng ngừa triệu chứng này cần chú ý các vấn đề sau:
- Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày
- Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu tới xương khớp và làm cơn đau bùng phát nghiêm trọng hơn.
- Vận động, nằm ngủ đúng tư thế. Tránh nằm sấp, nằm ghé một bên quá lâu. Không cố gắng khiêng vác vật nặng quá sức.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh để thần kinh bị căng thẳng quá mức khiến cơn đau nhức xương khớp bùng phát.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể. Có kế hoạch giảm cân khoa học đối với các trường hợp đang bị béo phì.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, muối hay đường. Thay vì vậy, người già nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp.
- Tích cực điều trị các chấn thương và bệnh lý có thể gây đau nhức xương khớp ở người già nếu có.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh nhằm có hướng điều trị sớm và kịp thời.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khẻo và thành công.
[/tintuc]