[tintuc] 

Rối Loạn Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phân Loại & Điều Trị.

Rối loạn sắc tố da không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến “khổ chủ” cảm thấy thiếu tự tin. Để hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn sắc tố da và các phương pháp điều trị chúng hiệu quả, Đông Y Gia Truyền Tấn Khang mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

THAM KHẢO: Giới thiệu giải pháp khắc phục rối loạn sắc tố da an toàn với 100% thành phần từ thảo dược.

Rối loạn sắc tố da là gì?

Sắc tố melanin là yếu tố quyết định màu sắc của da. Sắc tố này được tạo ra bởi tế bào melanocyte – tìm thấy ở lớp trên cùng của da. Tất cả mọi người có số lượng tế bào melanocyte là gần như nhau. Tuy nhiên, lượng melanin mà tế bào này tạo ra ở mỗi người là khác nhau. Khi cơ thể tạo ra càng nhiều melanin thì làn da càng sẫm màu hơn.

Rối loạn sắc tố da là tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố trên da một cách bất thường. Điều này dẫn đến việc da xuất hiện các đốm nâu, mảng nám, sạm hay các mảng trắng một cách loang lổ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mặt, cổ, chân, tay hoặc nặng nhất là toàn thân.

Hai dạng rối loạn sắc tố da phổ biến:

Tăng sắc tố da: Tăng sắc tố da hình thành do lượng melanin tăng quá mức tại một vùng nhất định. Tăng sắc tố da được biểu hiện bởi sự xuất hiện của các đốm sẫm màu mọc riêng rẽ hoặc thành từng vùng trên da gây mất thẩm mỹ. Các đốm sẫm màu này xuất hiện với mật độ nhạt – đậm, dày – mỏng hoặc to – nhỏ tùy theo mức độ bệnh lý. Tình trạng này được thấy rõ rệt nhất tại các vùng da như mặt, cánh tay, cổ…

Tăng sắc tố da là dạng rối loạn sắc tố da thường gặp

Tăng sắc tố da là dạng rối loạn sắc tố da thường gặp nhất

Giảm sắc tố da: Ngược lại với tình trạng tăng sắc tố da là giảm sắc tố da. Nguyên nhân là do sự sụt giảm lượng melanin khiến các vùng da này có màu nhạt hơn hoặc mất màu so với vùng da xung quanh.

Bị rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không?

Hầu hết rối loạn sắc tố da không nguy hiểm, không gây hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng sẽ gây mất thẩm mỹ và sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi đối diện với người khác. Các vùng da bị rối loạn sắc tố cần một thời gian để trở lại như cũ, nhưng một số trường hợp nếu không can thiệp sẽ ngày càng nặng hơn và có thể bị đổi màu da vĩnh viễn.

Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên sớm áp dụng các biện pháp điều trị rối loạn sắc tố da.

Các hình thức rối loạn sắc tố da.

Như đã đề cập, rối loạn sắc tố da gồm 2 hình thức phổ biến, bao gồm:

Tăng sắc tố da

Tăng sắc tố trên da được biết đến với các biểu hiện là sạm da, nám da, tàn nhang, đồi mồi, tăng sắc tố da sau viêm…

  • Nám da.

Nám da là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh và bước sang tuổi trung niên. Việc tăng sinh melanin quá mức cần thiết làm xuất hiện các mảng tối màu trên da mặt. Nám có thể xuất hiện ở tầng thượng bì, trung bì hay hạ bì. Điều trị nám đòi hỏi mất nhiều thời gian. Sau điều trị, nám có thể tái phát dễ dàng nếu bạn bảo vệ da không cẩn thận.

  • Tàn nhang.

Tàn nhang có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Màu sắc của tàn nhang có thể từ vàng sậm đến nâu, đen hoặc thậm chí là màu đỏ và thường sẫm màu hơn các vùng da xung quanh. Những người có làn da mỏng hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường dễ bị tàn nhang.

Hình ảnh nám, tàn nhang và đồi mồi

Hình ảnh nám, tàn nhang và đồi mồi

  • Đồi mồi.

Đồi mồi là tình trạng tăng sắc tố trên da thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi. Các nốt đồi mồi nằm rải rác trên da, có màu nâu hoặc đen và có kích thước không đều nhau. Đồi mồi không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng những dấu hiệu của nó lại dễ nhầm lẫn với ung thư da. Vì vậy, khi da xuất hiện các đốm với màu sắc bất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

  • Tăng sắc tố sau viêm.

Đây là tình trạng vùng da bị tăng sắc tố sau quá trình bị viên nhiễm, tổn thương và da bị sạm màu sau khi lành lại. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là mụn trứng cá, vết thương do phẫu thuật, các vết trầy xước…

  • Giảm sắc tố da.

Giảm sắc tố trên da có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bạch tạng hay bạch biến .

  • Bạch tạng.

Bạch tạng xảy ra khi cơ thể mất một loại enzyme có khả năng sản xuất melanin. Điều này khiến cho tóc, mắt và da của người bệnh bị nhạt hoặc mất màu. Do đó, người bị bạch tạng sẽ có tóc trắng, da trắng. Bệnh lý này hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị.

Giảm sắt tố da do bạch biến

Giảm sắc tố da do bạch biến

  • Bạch biến.

Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào với những vùng da bị mất màu theo từng mảng. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát hữu hiệu. Nhưng đôi khi, nó có thể liên quan đến bệnh lý tuyến giáp. Bởi vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể có biểu hiện của bạch biến.

Nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn sắc tố da, và có thể phân loại như sau:

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da.

  • Ánh nắng mặt trời: Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da. Bởi trong ánh nắng mặt trời có chứa các tia UV tác động trực tiếp lên da, kích thích sản sinh các sắc tố melanin khiến da bị sạm đen, thâm nám, tàn nhang.
  • Da bị tổn thương (tăng sắc tố sau viêm): Vùng da khi bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ sản sinh các chất trung gian hóa học kích thích tế bào melanocytes tăng giải phóng melanin. Điều này khiến cho vùng da bị tổn thương trước đây dễ bị sạm da, tối màu một thời gian mặc dù vết thương cũ đã hồi phục.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc bôi, mỹ phẩm có chứa những hoạt chất không an toàn có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố trên da.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi estrogen trong cơ thể bị giảm sẽ không ức chế được MSH (hormone kích thích sản sinh melanin). Lúc này melanin được sản xuất không kiểm soát và hình thành nên nám, tàn nhang, đồi mồi.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị tăng sắc tố do thì nguy cơ gặp phải tình trạng này cũng cao hơn. Vì thế, bạn nên chủ động phòng tránh từ sớm.
  • Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt những dưỡng chất cũng là nguyên nhân dấn đến tăng sắc tố da. Nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự hình thành sắc tố melanin, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da và giúp da khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây hại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da.

Giảm sắc tố da có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do rối loạn di truyền (bệnh bạch tạng)
  • Tổn thương sau sau khi bị lang ben, sẹo phỏng
  • Sử dụng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm làm trắng, trị nám, tàn nhang có chất hóa chất không an toàn với da Đặc biệt là việc sử dụng các loại mỹ phẩm kem trộn có chứa corticoid sẽ dẫn đến bị giảm sắc tố da

Rối loạn sắc tố da có chữa được không?

Các biện pháp điều trị rối loạn sắc tố da còn tuỳ theo nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số hướng dẫn:

Điều trị tăng sắc tố da.

Theo các chuyên gia da liễu cho biết có thể quản lý tăng sắc tố da tốt nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ tăng sắc tố da, cơ địa, thể trạng…

Ví dụ, vết thâm da do mụn trứng cá có thể mờ sau 1 – 2 tuần nhưng bị nám da thì cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Mặc dù đây không phải bệnh lý nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nên tìm cách điều trị hiệu quả để sớm lấy lại tự tin cho bản thân.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tăng sắc tố da mà bạn có thể áp dụng, như:

Liệu pháp tự nhiên phục hồi làn da đều màu, đầy sức sống chỉ sau 4 tuần – Tin được không?

Một khi da đã bị rối loạn sắc tố, đặc biệt là tăng sắc tố da sẽ không thể phục hồi trong ngày 1 ngày 2. Do đó, mọi sản phẩm được quảng cáo là “trị tăng sắc tố da nhanh sau 1 tuần” hoặc “trị tăng sắc tố da cấp tốc sau 2 – 3 ngày) đều không đáng tin cậy và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho làn da. Điều này có liên quan tới chu kỳ hay chu trình tái tạo da.

Theo các chuyên gia da liễu phân tích phân tích rằng trung bình cần tới 28 – 30 ngày để lớp da của chúng ta được thay mới. Tuổi càng cao, chu trình tái tạo da càng chậm lại, có thể mất hơn 1 tháng. Đặc biệt, từ 50 tuổi trở lên, chu kỳ tái tạo da có thể kéo dài tới 90 ngày.

“Chị em từ độ tuổi 25 trở đi sẽ phải đối mặt với quá trình lão hóa, nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc cơ địa và cách chăm sóc da của mỗi người. Lúc này, quá trình tái tạo da cũng diễn ra chậm sẽ tạo điều kiện cho các tế bào da chết tích tụ trên da lâu ngày, cản trở thay tế bào da mới. Ở các chị em bị tăng sắc tố da, như nám, sạm, tàn nhang… chúng sẽ càng làm cho tình trạng này trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn”, Chuyên gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cho hay.

Do đó, để xử lý tăng sắc tố da, chị em nên lựa chọn phương pháp có thể thúc đẩy tái tạo da tự nhiên, tối ưu thời gian và hiệu quả nhất. Và thuốc đặc trị sạm nám Tấn Khang chính là sự lựa chọn hoàn hảo có thể đáp ứng được tiêu chí này.

2. Điều trị tăng sắc tố da theo Tây y

Tăng sắc tố da có thể được xử lý bằng các sản phẩm bôi ngoài da (tại chỗ) hoặc theo đường uống. Các sản phẩm như kem bôi, serum, tinh chất… thường chứa một số hoạt chất như axit kojic, tretinoin, pirobenzen, arbutin… có tác dụng ức chế hình thành sắc tố da, làm sáng da, giúp da khỏe mạnh hơn.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm trị sạm nám, tàn nhang da

Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu kem bôi, serum trị nám, sạm, tàn nhang…

Trong khi đó, viên uống chứa axit tranexamic có thể được sử dụng để xử lý tăng sắc tố da khá hiệu quả từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, để hỗ trợ trị tăng sắc tố da hiệu quả, người bệnh có thể bổ sung viên uống hoặc thực phẩm chức năng làm đẹp da có chứa polypodium leucotomos, melatonin, glutathione và nhiều dưỡng chất khác.

Phương pháp này tồn tại một số ưu – nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tìm mua
  • Đa dạng về giá và mẫu mã
  • Có hiệu quả tốt đối với những vết tăng sắc tố mới hình thành
  • Sử dụng thuận tiện

Nhược điểm:

  • Với các vết sắc tố đã hình thành lâu năm thì cần mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được hiệu quả
  • Có thể gặp tình trạng kích ứng da và một số tác dụng phụ cho sức khỏe
  • Khó điều trị tăng sắc tố da dứt điểm

3. Sử dụng công nghệ cao

Điều trị tăng sắc tố da bằng laser được đánh giá là mang lại hiệu quả nhanh hơn so với phương pháp sử dụng kem bôi hay viên uống. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng tia laser có tần số và mức độ xung phù hợp tác động vào tầng da bị tổn thương. Năng lượng của laser cho phép phá vỡ các mảng thành những mảnh nhỏ, sau đó, chúng sẽ được đại thực bào hấp thụ rồi thải ra ngoài theo cơ chế bài tiết tự nhiên của cơ thể.

Trị tăng sắt tố da bằng công nghệ laser

Trị tăng sắc tố da bằng laser bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào công nghệ áp dụng và diện tích da cần điều trị của mỗi người

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh
  • Không mất nhiều thời gian như dùng kem bôi hay viên uống
  • Có tác dụng trẻ hoá các vùng da xung quanh

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Cần lựa chọn cơ sở thực thiện uy tín, bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao
  • Vùng da sau điều trị bằng laser còn yếu, dễ bị tổn thương, do vậy cần được che chắn kỹ càng
  • Có thể gây tăng sắc tố da sau điều trị và một số tác dụng phụ khác

4. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu tự làm như quả bơ, khoai tây, lá tía tô, chanh, dưa leo… và sử dụng tinh dầu để xông hoặc thoa lên vùng da bị đổi màu được nhiều chị em lựa chọn để hỗ trợ điều trị tăng sắc tố da tại nhà.

Trị tăng sắt tố bang thảo dược thiên nhiên

Phương pháp này có những ưu – nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm
  • Dễ thực hiện
  • Tiết kiệm chi phí.
  • An toàn, lành tính

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chậm, đòi hỏi phải kiên trì thực hiện trong 1 thời gian dài
  • Một số loại trái cây, tinh dầu có chứa những thành phần có thể gây kích ứng da
  • Mất nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu
  • Không thể xử lý dứt điểm tăng sắc tố da

Điều trị giảm sắc tố da

Điều trị giảm sắc tố da cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Bênh bạch biến hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có một số cách điều trị hỗ trợ tạm thời bao gồm: Sử dụng mỹ phẩm để che phủ, thuốc ức chế calcineurin, kem bôi corticoid hoặc điều trị bằng quang trị liệu.
  • Bênh bạch tạng: Chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời để ngăn ngừa ung thư da.
  • Giảm sắc tố do tổn thương da (nhiễm trùng, bỏng, tia laser…): Những trường hợp này không tồn tại vĩnh viễn trên da nhưng cần thời gian để da tái tạo lại. Một số biện pháp phục hồi được tế bào melanocyte để tăng sắc tố da là dùng tia UV, lăn kim hoặc tiêm các sản phẩm tế bào gốc.

Lưu ý khi điều trị rối loạn sắc tố da.

Dù bạn lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn sắc tố da nào thì cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để đạt được hiệu quả cao nhất:

  • Lối sống lành mạnh: Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế stress, lo lắng cũng là biện pháp giúp làn da mau phục hồi.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất chống oxy hoá. Hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chất kích thích…
  • Chống nắng tốt: Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khi ra ngoài trời.
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày: Nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng rối loạn sắc tố da và các cách thức để loại bỏ nó. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng nó lại là “đòn chí mạng” ảnh hưởng đến diện mạo của mỗi người, đặc biệt là phái nữ. Chính vì thế, nên tìm sự hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia da liễu ngay khi phát hiện những bất thường trên da.

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn khỏe-trẻ-đẹp và thành công.


[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm