[tintuc] 

Tác dụng của yến với sức khỏe có thật sự tốt như lời đồn thổi hay không? Những ai không nên ăn yến? 


Yến sào được xem như một món ăn cao lương mỹ vị và đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.

Yến sào hay tổ chim yến là một loại thực phẩm được làm từ tổ của loài chim yến. Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Yến sào được tiêu thụ nhiều tại các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác. Yến sào được xem là cao lương mỹ vị, giá thành đắt đỏ.

Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus (yến Hàng) và tổ chim yến đen Aerodramus maximus (yến Tổ đen) nhưng chỉ có loại tổ yến của yến Hàng là được biết đến dưới tên Yến Đảo trên thị trường. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường. Tổ trắng và tổ màu hồng máu (yến Huyết) được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.


Yến sào được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Trước đây, chỉ có giới thượng lưu mới dám ăn yến sào do rất đắt đỏ, tuy nhiên hiện nay, yến sào dần trở nên phổ biến hơn.

Yến sào có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, trong đó nổi bật nhất là protein, các hormone như testosterol và estradiol, carbohydrate và lipit.

Tác dụng của yến đối với sức khỏe

1. Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn


Yến sào có chứa Cr và nhiều thành phần quý hiếm khác. Chúng đều có tác dụng kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp nâng cao sức khỏe toàn diện.

2. Bổ phế, long đờm, giảm ho


Theo Đông y, yến sào có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, giảm ho, làm sạch dịch nhầy trong họng và ức chế phản ứng dị ứng gây viêm đường hô hấp, cải thiện chức năng hệ hô hấp. Do đó, những người bị ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi ăn yến sào sẽ rất tốt cho việc phục hồi.

3. An thần, tăng cường trí nhớ


Trong yến sào có chứa các chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br. Chúng đều có tác dụng an thần, bổ não, tăng cường trí nhớ và sự tập trung, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon giấc hơn, tờ đó tăng cường hệ thần kinh khỏe mạnh.

4. Tăng cường hệ miễn dịch


Yến sào có chứa rất nhiều axit amin cũng như vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ hạn chế các tác nhận gây hại từ bên ngoài, tránh được nhiều căn bệnh.

5. Bổ máu


Ăn yến sào có thể giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể nhờ chứa nhiều protein và sắt. Đây là hai dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, tạo máu cho cơ thể. 

6. Ngăn ngừa béo phì


Chất axit amin có tên menthionine trong yến khi được cơ thể hấp thu có tác dụng làm săn chắc cơ bắp, tiêu hủy các tế bào mỡ dư thừa . Nhờ đó, cơ thể sẽ hạn chế khả năng bị béo phì, thừa cân.

7. Phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật


Yến sào có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, do đó cung cấp nhiều năng lượng và tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào để người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

Những người vừa ốm dậy hoặc bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ăn yến sào sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, vết thương chóng lành hơn.

8. Chống lão hóa da


Trong yến sào có chứa một loại axit amin là threonine. Chất này tham gia vào quá trình sản xuất collagen và elastin thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới, làm tăng độ đàn hồi, cải thiện kết cấu da, làm sáng da, ngăn sự hình thành của các vết nám, tàn nhang và nếp nhăn trên da, làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể.

9. Cải thiện chức năng sinh lý


Yến sào có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sinh lý của cả nam và nữ. Những thành phần trong yến sào không chỉ giúp tăng cường sự dẻo dai trong "chuyện ấy", mà còn kích thích sản xuất nội tiết tố, nâng cao chất lượng cuộc yêu. Nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục. 

Riêng ở nam giới, yến sào có tác dụng tăng cường sinh lực phái mạnh, tăng sự ham muốn, giúp nam giới thực sự được "lên đỉnh".

10. Tốt cho bà bầu và thai nhi


Phụ nữ mang thai ăn yến sào sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời như:

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa thiếu hụt chất dinh dưỡng khi bị ốm nghén

- Bổ sung nhiều dưỡng chất quý giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

- Tăng cường hệ miễn dịch mẹ, ngăn ngừa dị tật thai nhi

- Giúp chị em phụ nữ kiểm soát tốt cân nặng trong thời gian mang thai.

Lưu ý khi ăn yến

1. Thời điểm ăn yến tốt nhất


Thời điểm ăn yến sào tốt nhất là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng tốt nhất, do đó những chất quý trong yến sào sẽ được hấp thụ tối đa vào cơ thể, nhờ đó phát huy tác dụng hiệu quả. Việc sử dụng yến sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động trong suốt cả ngày dài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng yến sào trước khi đi ngủ từ 30 phút - 1h.

2. Những người không nên ăn yến


- Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng ăn yến dễ bị lạnh bụng

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi

- Người từng bị dị ứng khi ăn yến hoặc sử dụng các sản phẩm từ yến

- Bệnh nhân tiểu đường, viêm tụy

- Người đang bị cảm mạo, đau đầu, tay chân lạnh.

Những sai lầm khi ăn yến gây phản tác dụng

1. Ăn yến quá thường xuyên


Ai cũng nghĩ rằng yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, do đó việc ăn nhiều yến sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên sự thật hoàn toàn trái ngược.


Với những người khỏe mạnh, việc hấp thụ yến thường xuyên có thể không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi và bệnh nhân đang điều trị, ăn quá nhiều yến sẽ gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, nó còn gây phản tác dụng. Do đó, người già và người bệnh chỉ nên ăn yến 2-3 lần/tuần và mỗi lần chỉ khoảng 3 gram.

2. Ăn yến bất kể thời điểm trong ngày


Nhiều người cho rằng có thể ăn yến sào bất kể thời điểm, dù sáng trưa tối đều được nhưng quan niệm này là sai lầm. 

Thực tế, việc ăn yến vào bất kể bữa ăn nào trong ngày cũng không gây hại lớn tới cơ thể nhưng lại khiến tác dụng của yến không thể phát huy hết, từ đó gây lãng phí. Yến sào nên được ăn vào buổi sáng, khi cơ thể chưa hấp thu gì, hoặc ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên ăn yến sào khi vừa ăn no.

3. Chưng càng lâu càng ngon


Tùy từng loại yến và cách chế biến mà có khoảng thời gian chưng yến phù hợp, tuy nhiên giới hạn thời gian thường từ 20-30 phút.

Nếu chưng quá lâu, yến không những bị nhão, làm giảm độ ngon khi thưởng thức, mà còn khiến các chất dinh dưỡng bị suy giảm, hạn chế tác dụng đối với cơ thể.

4. Cho phụ nữ vừa sinh ăn yến


Yến sào có rất nhiều tác dụng cho bà bầu và thai nhi, cũng rất tốt cho những người vừa trải qua ca mổ vì sẽ giúp nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, phụ nữ vừa sinh con, đang trong thời gian ở cữ lại không nên ăn yến. Nguyên nhân là bởi yến sào có tính hàn, không tốt đối với phụ nữ vừa sinh con, đồng thời có thể ảnh hưởng không tốt tới trẻ sơ sinh.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm