[tintuc] 

Hướng dẫn cách bảo quản gừng được lâu.


Gừng là một trong những loại gia vị không thể vắng mặt trong khu bếp của mỗi gia đình Việt. Gừng chính là loại gia vị giúp món ăn của bạn thêm thơm ngon, đặc biệt. Không chỉ giúp tăng thêm màu sắc, sự hấp dẫn cho món ăn, gừng còn mang đến gia đình bạn nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hôm nay, Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang sẽ giúp chị em bảo quản loại gia vị này thật lâu trong căn bếp của mình, hãy cùng theo dõi nhé!

Cách Bảo Quản Gừng Được Lâu
Cách bảo quản gừng


Bảo quản gừng trong túi zip.

Loại bỏ bớt không khí chính là một trong những cách bảo quản gừng lâu hơn. Theo đó, bạn nên cho gừng vào túi zip, cách này bảo quản được gừng từ vài tuần đến 1 tháng trong ngăn mát tủ lạnh.

Bạn không thể tránh khỏi việc không khí sẽ xâm nhập vào túi zip. Lúc này, bạn có thể khóa túi zip lại nhưng chừa 1 phần nhỏ ở miệng bao để đặt ống hút vào, hút hết không khí ra bên ngoài rồi khóa miệng túi hoàn toàn.

Cho gừng vào túi giấy.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khăn giấy, cho củ gừng vào trong và quấn lại, sau đó cho vào túi giấy. Bạn nên cẩn thận để không khí không xâm nhập quá nhiều vào túi. Cuối cùng, để túi gừng trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quan được tầm 1 – 2 tháng.

Nếu bạn muốn bảo quản gừng trong 1 – 2 tuần thôi thì không cần thiết phải bọc gừng bằng khăn giấy, bạn chỉ cần cho gừng trực tiếp vào túi giấy là được. Không chỉ đối với gừng mà cách này cũng khá hiệu quả đối với các loại rau, củ, quả khác.

Bọc gừng giấy bạc.

Nếu bạn sử dụng gừng thường xuyên và không cần phải bảo quản gừng quá lâu, bạn chỉ cần đặt gừng ở nơi có không gian sạch sẽ, thoáng mát. Tuy nhiên, nếu muốn bảo quản lâu hơn thì cách này không hề ổn 1 chút nào.

Nếu bỏ trực tiếp vào tủ lạnh, củ gừng sẽ lâu hỏng nhưng dần dần sẽ mất luôn hương thơm và mùi vị vốn có. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn giấy bạc, cho củ gừng vào trong giấy bạc và gói lại, cho vào tủ lạnh. Cách này vừa giúp bảo quản gừng lâu hơn vừa không sợ làm mất đi mùi vị, hương thơm của gừng.

Sơ chế gừng rồi bảo quản.

Có thể bạn nghĩ rằng việc xay, giã, cắt lát, cắt sợi… củ gừng rồi để lâu ngày sẽ làm loại gia vị này mất đi mùi vị cũng như tác dụng. Tuy nhiên, đây chính là một trong những cách hay giúp bảo quản gừng lâu hơn. Để gừng giữ nguyên được mùi vị, công dụng, sau khi sơ chế bạn nên cho chúng vào ngăn đá tủ lạnh.

Nếu số lượng gừng nhiều, bạn có thể chia gừng thành nhiều phần nhỏ trong khay và cho vào ngăn đá khoảng 60 phút. Sau khu gừng có dấu hiệu đông đá, lấy ra cho vào túi zip để bảo quản. Cách chia nhỏ gừng thành nhiều phần cũng giúp việc sử dụng tiện lợi hơn rất nhiều đấy

Bảo quản gừng trong cát.

Cách bảo quản gừng này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chiếc đĩa lớn hoặc 1 chiếc rỗ có lỗ nhỏ, cho đầy cát vào đó. Sau đó vùi củ gừng vào trong cát rồi đặt đĩa hay rổ gừng ở nơi thoáng mát. Cách này giúp củ gừng tươi lâu, tránh khô.

Ngâm chua.

Ngâm chua cũng là một trong những cách các mẹ nội trợ áp dụng để bảo quản gừng được lâu hơn. Hơn nữa, khi dùng gừng, bạn có thể dùng cả phần nước ngâm gừng, rất thơm.

Giống như cách ngâm chua các loại củ khác, bạn chỉ cần cho gừng vào lo giấm và giữ nguyên trong khoảng 3 tuần. Sau đó, cho lọ gừng ngâm chua vào tủ lạnh và dùng dần khi cần.

Cách Bảo Quản Gừng Được Lâu
Cách bảo quản gừng

Một trong những cách bảo quản gừng truyền thống nhưng hiệu quả nhất chính là sấy khô hoặc nghiền thành bột. Để củ gừng sấy khô mà vẫn giữ nguyên mùi vị, công dụng, hãy phơi nắng chúng khoảng tuần đầu tiên. Sau đó xay củ gừng khô thành bột gừng, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy và đậy nắp thật chặt cho lọ bột gừng. Cách này bảo quản gừng khá lâu, thậm chí có thể bảo quản trên 1 năm.

Những lưu ý khi sử dụng gừng.

Gừng tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng chúng. Bởi điều này có thể gây nên các tác dụng ngược, ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây chính là một số lưu ý khi sử dụng gừng ai cũng nên biết:

Dùng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, nếu ăn một chút gừng có thể giúp dương khí bốc lên, thúc đầy lưu thông tuần hoàn máu, thúc đẩy tiêu hóa, kích thích tiết dịch dạ dày.

Nếu bạn ăn gừng vào lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại sẽ vi phạm quy luật sinh lý dẫn tới giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc ăn gừng vào ban đêm cũng khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng.

Không ăn nhiều gừng.

Gừng có tính chống viêm, kháng khuẩn nên khá nóng. Nếu ăn quá trình gừng có thể gây khô miệng, hay khát nước, phát nhiệt trong người, ảnh hưởng dạ dày…

Không phải ai cũng ăn được gừng.

Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc đang mắc bệnh lao, áp xe phổi, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, mọc nhiều mụn, các bệnh về gan, bệnh trĩ… thì không nên ăn gừng. Gừng sẽ làm tình trạng bệnh tình thêm phần nghiêm trọng.

Sốt cao không ăn gừng.

Tuy việc uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, song nếu đang sốt cao mà uống nước gừng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hại cho cơ thể. Gừng có tính nhiệt, rất dễ khiến thân nhiệt của bạn cao lên, gây tổn thương đến các mạch máu và thậm chí còn gây xuất huyết.

Không ăn gừng bị dập.

Gừng tươi một khi đã dập rất đễ sinh ra safrol. Đây là một chất độc cực mạnh, có thể làm biến tính, hoại tử tế bào. Từ đó, nguy cơ bệnh ung thư gan cũng hình thành.

Bảo quản gừng đúng cách giúp mẹ tiện lợi hơn khi chế biến các món ăn cho gia đình mình, đồng thời cũng giúp lưu giữ đúng mùi vị, công dụng của loại gia vị này. Mong rằng, với những chia sẻ của Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang trên đây, các mẹ sẽ hiểu hơn về củ gừng cũng như cách sử dụng củ gừng an toàn, tốt cho sức khỏe.

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm