[tintuc] 

Cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim.


Đinh lăng trước giờ luôn được người dân quý là “cây sâm của người nghèo” vì vậy nó rất phổ biến ở Việt Nam ta. Tuy nhiên, đinh lăng cũng có rất nhiều loại, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim.


Có bao nhiêu loại đinh lăng.

Hiện tại cây đinh lăng được trồng khá phổ biến do cách nhân giống đinh lăng khá đơn giản, chỉ cần cắt cành già cắm xuống đất là cây có thể mọc và phát triển bình thường. Theo thông tin của bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đinh lăng có hơn 100 loài, tuy nhiên chúng ta chủ yếu phân biệt chúng dựa vào hình dáng bên ngoài (đặc biệt là hình dáng lá). Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt 3 loại cây đinh lăng đó là: đinh lăng lá to, đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá kim.

Cây đinh lá to (hay còn gọi đinh lăng tẻ).

Lá của loại cây này rất to, mỏng ngoài ra còn có màu sẫm hơn loại lá nhỏ, không có viền bạc bên ngoài, lá có hình mũi mác không xẻ thùy, mọc cân đối trên bẹ lá.

Về độ cao và hình dáng thân, rễ khá giống với đinh lăng lá nhỏ, tuy nhiên ở rễ của loại này rất khô và cứng khó gãy, vị khô không ngọt và không thơm. Trong giai đoạn cây còn nhỏ cũng có nhiều nét tương đồng với nhau mọi người cần chú ý để không bị nhầm lẫn.


Cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim
Hình ảnh cây đinh lăng lá to.

Đinh lăng lá nhỏ (hay còn gọi đinh lăng nếp).

Lá có màu xanh nhạt hơn, dài khoảng 2-4cm, lá nhỏ có hình như chân chim không cân đối, đầu lá nhọn xẻ thùy 3-4 lần, mép lá nhọn dài ngắn không đều, chiều dài từ bẹ lá đến đỉnh của lá từ 20-40cm. Vì loại này khá phổ biến hơn nên lá thường dùng trong bữa ăn hàng ngày như làm gỏi, ăn kèm như rau sống.

Về phần rễ (củ) loại đinh lăng nếp lá nhỏ này rễ có vị ngọt, mùi rất thơm, dễ bị gãy không khô cứng như đinh lăng lá to. Ngoài ra nó còn có hình dạng sần sùi và thoạt nhìn nó khá giống với củ sâm, củ nhỏ hơn đinh lăng lá lớn. Nếu cùng một độ tuổi củ đinh lăng lá lớn có thể gấp đôi đinh lăng lá nhỏ

Loại này thân không có gai, chiều cao cây tầm 1-2m.

Về mặt giá trị dinh dưỡng thì theo kinh nghiệm người dân đinh lăng lá nhỏ có giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng điều trị bệnh cao hơn đinh lăng lá to và lá kim. Điển hình như dược chất saponin trong đinh lăng lá nhỏ cao hơn nhiều so với đinh lăng lá lớn.


Cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim
Hình ảnh đinh lăng nếp lá nhỏ.

Đinh lăng lá kim (hay còn gọi đinh lăng lá nhuyễn).

Loại lá kim này có vóc dáng cây nhỏ nhất trong các giống đinh lăng. Lá rất mảnh và nhỏ, không có hình dạng phiến lá rõ ràng, do đó nó có tên gọi là đinh lăng lá kim. Tuy nhiên, loại này khá kén đất trồng cùng một điều kiện chăm sóc như nhau nhưng đinh lăng lá kim sinh trưởng rất chậm có giá trị kinh tế không cao.


Cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim
Hình ảnh cây đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn).

Công dụng của đinh lăng.

Cây đinh lăng được mệnh danh là sâm người nghèo vì vậy rất được dùng trong việc giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng, cây đinh lăng chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể, các bạn có thể dùng rễ cây đinh lăng nấu nước uống để cơ thể được dẻo dai hơn.
  • Ngoài ra có thể dùng lá đinh lăng để nấu làm nước trà, giúp điều hòa huyết áp, trị mất ngủ.
  • Lá đinh lăng còn chữa được bệnh sưng đau khớp, dùng lá đinh lăng giã nhuyễn đắp vào vết sưng đau.
  • Đinh lăng còn giúp cầm máu, chữa bệnh gout, đau lưng, chữa được bệnh phong thấp tay chân.
  • Lá đinh lăng còn giúp các mẹ bỉm sữa giải quyết nỗi khổ bị tắc tia sữa.
Ngoài ra, theo dân gian lá đinh lăng còn có khả năng chống những cơn giật mình cho các bé sơ sinh, trẻ nhỏ khi ngủ. Dùng lá đinh lăng phơi khô và làm gối cho các bé ngủ để bé có giấc ngủ ngon hơn.


Cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim
Phân biệt các loại đinh năng như lá nếp nhỏ và lá kim.

Vừa rồi là cách chúng ta nhận biết được 3 loại đinh lăng cũng như biết thêm một số thông tin bổ ích về cây đinh lăng. Hi vọng với bài viết cách phân biệt các loại cây đinh lăng lá to, lá nhỏ, lá kim sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc chọn lựa đinh lăng. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm