[tintuc] 


Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm vi khuẩn HP có trong dạ dày. Đây là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm có thể dẫn đến những căn bệnh như viêm loét dạ dày, nặng hơn là ung thư bao tử. Thông qua bài viết dưới đây, Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được câu trả lời về vi khuẩn HP là gì? Và vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống hay không?

Vi khuẩn HP là gì?.

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn sinh sống và tồn tại trong lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn HP tiến hành tiết ra một loại enzyme có tên là Urease, kích thích dạ dày sản sinh acid nhiều hơn. 


Vi khuẩn HP Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? Vi Khuẩn Hp Là Gì?
Vi khuẩn HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó, vi khuẩn HP còn tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào có trong lớp dịch nhầy. Sự tác động mạnh mẽ cùng sự bào mòn nhanh chóng của lượng acid tiết ra, dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm, loét và tá tràng, nặng hơn nữa là dẫn đến ung thư dạ dày.

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP.

Trên thực tế, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, chính vì thế, bạn cần lưu ý phòng ngừa để tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này. Có thể kể đến 3 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu:

Đường miệng.

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống và nước bọt. Chính vì thế, những gia đình có thói quen ăn uống và sinh hoạt chung nên cần lưu ý và hạn chế để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP. 

Đường phân.

Để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần ăn chín uống sôi, tránh xa các loại đồ ăn sống. Đặc biệt là cần hạn chế và tránh xa các loại rau sống, salad, các loại hải sản sống, thịt sống,… 


Vi khuẩn HP Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? Vi Khuẩn Hp Là Gì?
Vi khuẩn HP lây qua đường phân thông qua thực phẩm chưa được nấu chín.

Thông qua dịch nhầy tiêu hóa.

Các thiết bị y tế như thiết bị nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa,…khi không được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng cho các đối tượng khác nhau sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho người sau.

Ngoài những con đường trên, thì Vi khuẩn Helicobacter Pylori còn có thể lây lan qua động vật như ruồi, muỗi, gián làm trung gian. Vì vậy, bạn nên đề phòng chúng bằng cách che đậy thức ăn cẩn thận, tránh không cho ruồi muỗi bám vào. Để vi khuẩn HP không thể lây lan, đồng thời các vi khuẩn khác cũng không thể có cơ hội phát triển. Các bạn nên chú trọng mua các loại thực phẩm, thức ăn vệ sinh, an toàn.

Đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Theo một thống kê cho thấy rằng, cứ 1000 người lại có đến 700 người nhiễm vi khuẩn HP. Những đối tượng thường nhiễm vi khuẩn HP bao gồm:

Những người sinh sống tại các khu vực đông người như một gia đình có nhiều thế hệ, ký túc xá, trại quân đội,… dễ bị lây nhiễm bởi người có mắc bệnh về vi khuẩn HP.
Các thành phố lớn, nhịp sống phát triển dẫn đến ô nhiễm cao
Những khu vực thiếu nước sạch và mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.
Các đối tượng từ 2-8 tuổi và người trưởng thành tại các nước phát triển có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP rất cao.

Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn HP.

Nhiễm khuẩn Hp đã trở thành vấn đề rất phổ biến hiện nay. Trong đó, có hơn 80% bệnh nhân không có các triệu chứng biểu hiện rõ rệt hay có những biến chứng nguy hiểm nào. Ở 20% còn lại, thì hầu như không có bất kì một dấu hiệu nào nên rất khó để có thể phát hiện bệnh.

Người bị mắc bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên chủ quan rồi không chữa trị hoặc chữa trị sai cách. Cho đến khi bệnh trở nặng, lượng vi khuẩn tăng quá mức, gây ra các tổn thương trực tiếp tại hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, loét bao tử,…thì mới phát hiện được.

Trong trường hợp, vi khuẩn Hp lây lan quá nhanh và phát triển thì sẽ có biểu hiện bệnh như sau:

  • Đau tức vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Cảm giác nuốt nghẹn.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Hôi miệng, chướng bụng.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Sụt cân.
  • Người mệt mỏi, ăn uống kém, cơ thể suy nhược.
  • Rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp ở người lớn và trẻ em không giống nhau. Đối với trẻ em sẽ có các triệu chứng như:

Đau quanh rốn
Đau vùng thượng vị,
Ợ chua, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen,
Xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Khi có những triệu chứng trên, bạn hãy tới ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện để có hướng điều trị tốt nhất. Nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ung thư dạ dày, viêm loét bao tử, viêm dạ dày,…

Lưu ý quan trọng để tránh nhiễm phải vi khuẩn HP.

Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Khi trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống tách biệt, không dùng chung đồ ăn.
Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống: thịt, cá, các loại hải sản, rau sống,…


Vi khuẩn HP Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? Vi Khuẩn Hp Là Gì?
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm vi khuẩn HP
Những người nhiễm vi khuẩn HP: nên ăn uống đều độ, có chế độ ăn khoa học, tránh trường hợp ăn quá no, hoặc để bụng quá đói, tránh ăn đồ ăn nóng và lạnh cũng như các loại thực ăn có hàm lượng acid cao,…
Hạn chế ăn đồ ăn bên ngoài và lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.

Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu rõ về vi khuẩn HP và các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP rồi phải không nào? Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng bạn sẽ có cách nhìn đúng đắn để phòng ngừa căn bệnh tiềm ẩn những nguy hiểm này. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe.
[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm