[tintuc] 

Ngải cứu – “Thảo dược quý” trong sách cổ, trị những bệnh gì?.

Ngải cứu là một loại cây rất phổ biến đối với vùng quê Việt Nam. Ta có thể tìm thấy nó ở bất cứ khu vườn của người nông dân nào. Còn đối với người thành thị, ngải cứu cũng chẳng còn xa lạ. Đây là món ăn rất quen thuộc với họ giá vừa rẻ lại rất bổ ích. Vậy công dụng của ngải cứu là gì? Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang nghiên cứu 5 cách trị bệnh thần kỳ của loại thảo dược này được lưu trong sách cổ Trung Quốc để hiểu rõ hơn.


"Thảo Dược Ngải Cứu" Trong Sách Cổ Chữa Trị Được Bệnh Gì?
Ngải cứu được xem là một loại thảo dược quý trong dân gian.


Ngải cứu là gì? Đôi nét về cây ngải cứu.

Cây là loại cây thân thảo thuộc họ Cúc Asteracea, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L. Ngoài ra, trong dân gian chúng còn có cái tên khác gọi đó là cây Thuốc Cứu hay Ngải điệp.

Ngải cứu là loại cây sống lâu năm, lá thường mọc so le và chẻ lông chim. Ngoài ra, phiến lá men theo cuống đến tận gốc, có các thùy mác hẹp dính vào thân như có bẹ. Hoa không chẻ ở ngọn lá, cây ưa ẩm, thường được trồng bằng cách sử dụng cây con hoặc giâm cành.


"Thảo Dược Ngải Cứu" Trong Sách Cổ Chữa Trị Được Bệnh Gì?
Ngải cứu có rất nhiều công dụng như: An thai, điều hòa kinh nguyệt và giúp lưu thông tuần hoàn máu não…

Ngải Cứu là loại cây thường mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, trồng quanh nhà và quanh nhà thuốc… Bạn có thể sử dụng ngọn hoặc lá tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải Cứu khô có thể để được khá lâu, lá khô thường được gọi là Ngải Điệp. Ngoài ra, chúng còn gọi là Ngải Nhung nếu đem phơi khô và lấy lông trắng tán thành bột vụn.

Theo Y học, trong lá cây Ngải Cứu chứa nhiều chất tinh dầu và chất kháng khuẩn giúp giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong lá Ngải Cứu: Tetradecatrilin, Dehydro Matricaria Este, Tricosanol và Cineol… giúp làm giảm cơn đau thần kinh hiệu quả.

Công dụng của ngải cứu trong y học.

Ngải cứu được biết đến là một loại “thảo dược quý” được sử dụng rất nhiều trong Đông Y đặc biệt là trong viêc điều trị các loại bệnh. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến thành các món ăn bồi bổ sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu một số công dụng nổi bật của Ngải Cứu trong điều trị bệnh dưới đây.

Sử dụng ngải cứu để điều trị chứng chảy máu cam.

Theo Đông y Trung Quốc, lá ngải cứu có tác dụng tuyệt vời trong việc làm ấm kinh mạch và giúp ngưng chảy máu và điều trị chứng chảy máu cam rất tốt.

Về sau này khi đi sâu tìm hiểu, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngải cứu có khả năng rút ngắn thời chảy máu và giúp đông máu nhanh hơn. Đặc biệt khi làm nóng lên thì công dụng này của ngải cứu lại càng rõ ràng.

Sử dụng ngải cứu để điều trị chứng đau lách, đau dạ dày do bị nhiễm lạnh.

Lá ngải cứu còn có tác dụng trong việc xua tan cơn đau do bị nhiễm lạnh và giúp giảm đau đớn đáng kể. Bởi vậy, nếu bạn có các triệu chứng như lạnh lá lách, đau lạnh dạ dày thì hãy sử dụng thảo dược này để giải quyết tình hình này nhé. Trong sách y học cổ truyền Trung Hoa đã ghi lại rằng, chỉ cần sử dụng 10gam lá ngải cứu nấu thành nước rồi uống là tình trạng bệnh sẽ được giảm nhẹ.


"Thảo Dược Ngải Cứu" Trong Sách Cổ Chữa Trị Được Bệnh Gì?
Ngải cứu là vị thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả.

Sử dụng ngải cứu để điều trị chứng chảy máu sau khi đi đại tiện.

Như đã nói ở trên ngải cứu có tác dụng cầm máu hiệu quả, nên nếu bạn có bệnh đại tiện ra máu thì sử dụng cây thuốc để điều trị cầm máu, làm ấm kinh mạch là 1 tác dụng tuyệt vời. Trong cuốn sách cổ “Kim thiên phương” đã ghi chép rằng, sử dụng phương thuốc lá ngải và gừng tươi kết hợp, đun nóng thành nước đặc, uống 3 lần trở đi là đã dần dần có thể điều trị bệnh này.

Sử dụng ngải cứu để điều trị chứng ra mồ hôi trộm.

Ra nhiều mồ hôi ban đêm là hay còn gọi là ra mồ hôi trộm. Đây là hiện tượng khi ngủ, cơ thể đổ ra rất nhiều mồ hôi, còn khi thức dậy thì lại không ra nhiều mồ hôi như vậy.

Theo cuốn sách Bản thảo cương mục thì để giải quyết tình trạng này, bạn hãy dùng kết hợp 2 phần lá ngải cứu, 3 phần ô hải, 3 phần bạch phục thần rồi thêm nước nấu sôi đun lên để uống. 

Sử dụng ngải cứu để điều trị chứng nổi mẩn do ẩm ướt.

Nhiều người không may bị chứng nổi mẩn đỏ khi âm ướt. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy bất tiện, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến dung nhan của người bệnh.

Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng lá ngải khô đốt thành than kết hợp với phèn chua và hoàng bách. Hãy tán nhỏ tất cả ra, trộn đều với hương dầu để thành 1 loại cao, rồi mang bôi vào vùng da bị chàm ngứa. Những vùng da mẩn đỏ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.


"Thảo Dược Ngải Cứu" Trong Sách Cổ Chữa Trị Được Bệnh Gì?
Thảo dược có tác dụng điều trị nổi mẩn thời tiết vô cùng tốt.

Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu.

Những người âm hư, máu nóng không nên sử dụng nhiều ngải cứu
Vốn lá ngải mang tính ấm áp, nên những người âm hư máu nóng không nên ăn nhiều ngải cứu tránh tổn hại đến thân thể.

Không nên sử dụng quá nhiều.

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng lá ngải cứu cũng có một mức độ độc nhất định đối với thận của con người. Vì vậy, hãy sử dụng cây thuốc nam này đúng hàm lượng để tránh việc cơ thể bị mất năng lượng, chóng mặt, ù tai hay nghiêm trọng hơn là gây tổn thương thận của người dùng.

Không nên ngâm chân ngải cứu trong thời gian quá dài.

Mặc dù việc ngâm chân sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, thư giãn. Tuy nhiên nếu ngâm chân bằng lá Ngải Cứu quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng máu chảy đến các chi nhiều hơn gây nên cảm giác thiếu máu trên não. Ngoài ra, nếu sử dụng lá Ngải Cứu để ngâm chân hàng ngày sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt.


"Thảo Dược Ngải Cứu" Trong Sách Cổ Chữa Trị Được Bệnh Gì?
Mặc dù việc ngâm chân ngải cứu có nhiều tác dụng tốt nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều để có được tác dụng tốt nhất.

Qua bài viết này Đông Y Gia Truyền Tấn Khang đã gửi đến bạn một số công dụng của ngải cứu và hiểu rõ hơn về dược thảo này. Như vậy, dù ngải cứu là một loại thuốc rất quý, rất phổ biến và dễ sử dụng nhưng khi điều chế thành thuốc và khi sử dụng bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia Đông y để tránh mang lại hiệu quả không mong muốn nhé. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc các bạn thành công.

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm