[tintuc] 

Kim Thất Tai – Hình Ảnh Cây Thuốc, Công Dụng & Cách Dùng.

Như các loại cây thuốc khác trong tự nhiên, kim thất tai vốn là cây mọc hoang dại nhưng lại là thảo dược mang đến nhiều giá trị tuyệt vời cho Đông Y. Nhiều người còn biết đến loại cây này với những cái tên khác như bầu đất hay kim thất giả. Dược liệu này nhẹ thì trị khỏi ho, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì phòng chống ung thư, sốt rét,… Tất cả những thông tin này sẽ được cung cấp chi tiết hơn đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.


Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Kim thất tai mang đến những công dụng chữa bệnh thế nào?

1. Kim thất tai là cây gì?

Có thể bạn chưa biết, kim thất tai là dược liệu họ Cúc có nguồn gốc từ Châu Phi và Ấn Độ, cho đến nay đã xuất hiện ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, kim thất tai mọc hoang nhiều ở vùng nông thôn, đồi núi, có sức sống mãnh liệt.

Nhiều người còn gọi loại cây này là cây lá đắng, cây bầu đất, thiên hắc địa hồng,… hay Trung Quốc còn gọi là thảo dược Nam Phi Diệp. Một số hộ gia đình còn hái làm rau ăn.

Dưới đây là một số đặc điểm bên ngoài giúp bạn nhận diện được cây kim thất tai:
  • Là cây thân mềm sống lâu năm, thân thẳng, mọc thành bụi cao khoảng 2 – 3m, đường kính thân nhỏ chỉ khoảng 2 – 4cm.
  • Cây phân nhánh nhiều, cây non trên cành nhánh được bao phủ một lớp lông trắng mịn xung quanh, khi cây già thì lông rụng, cành nhẵn.
  • Phiến lá hình trái xoan, cuống dài, mép có hình răng cưa.
  • Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới lá có màu tím.
  • Cây có hoa thường mọc thành cụm ở đầu cành hay kẽ lá, màu cam.
  • Cây già có ra quả hình trụ.

Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Hình ảnh cây kim thất tai, vị thuốc quý chữa nhiều bệnh

Phân biệt cây kim thất tai với cây mật gấu.

Nhiều người nhầm tưởng rằng kim thất tai và mật gấu là cùng một cây thảo dược với 2 cái tên khác nhau. Thực tế, đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau và không có bất kỳ sự liên quan nào.
  • Cây mật gấu thuộc họ Hoàng liên, bộ phận dùng làm thuốc là thân, khi phơi có màu vàng óng chủ yếu trị bệnh gan.
  • Cây kim thất tai thuộc họ Cúc, bộ phận dùng làm thuốc là lá, có vị đắng, tính mát, chủ yếu trị bệnh huyết áp, tim mạch và tiêu hóa.

Thu hái kim thất tai làm dược liệu.

  • Bộ phận làm thuốc: thân non và lá cây kim thất tai, có thể thu hái quanh năm.
  • Quy trình chế biến: Thân, lá thu hái xong được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất để ráo nước, phơi khô nấu cao hay sắc nước uống đều được.

2.Thành phần dược chất có trong cây kim thất tai.

Bộ phận chủ yếu dùng làm thuốc của cây kim thất tai là lá đã được nghiên cứu chứa rất nhiều các thành phần dược liệu như:
  • Hoạt chất: steroid, terpene, edotide, xanthone, lignan, flavonoidacid phenolic,… đều có khả năng chống ung thư.
  • Các acid amin quan trọng cho cơ thể bao gồm: lysine, tyrosine, valine, phenyl alanine, leucine, methionine,…
  • Protein thô.
  • Chất xơ.
  • Chất béo.
  • Glycoside.
  • Cacbohydrate.
  • Saponin.
  • Tanin.
  • Nhiều vitamin khác bao gồm vitamin A, B, C, B1, B2.
  • Theo Y học cổ truyền, kim thất tai là vị thuốc Đông y có vị đắng, tính hàn có tác dụng tiêu viêm, bình nhiệt,…

Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Bộ phận chủ yếu dùng làm thuốc là lá và ngọn kim thất tai

3. Công dụng chữa bệnh từ kim thất tai được khai thác thế nào?.

Tùy vào mục đích trị bệnh khác nhau mà người ta sẽ dùng cây kim thất tai ở liều lượng và hình thức khác nhau. Vì thế, để đạt hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn, bạn nên tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

Hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Chưa có nghiên cứu y học nào cho thấy rõ công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây kim thất tai, những bài thuốc từ thảo dược này lại giúp điều hòa lượng đường trong máu hiệu quả. Vì vậy mà nhiều người đã dùng kim thất tai kết hợp các loại thuốc Đông và Tây Y khác để hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Cách dùng: Hái 7 – 9 lá kim thất tai rửa sạch, để ráo nước rồi nhai trực tiếp cho đến khi nhuyễn ra nước thì nuốt, ngày 2 lần vào sáng và tối, duy trì đều đặn cho đến khi có hiệu quả rõ rệt

Chữa các bệnh đường hô hấp.

  • Ho khan, ho có đờm: hái 1 – 2 lá kim thất tai tươi rửa sạch, nhai nuốt khoảng 5 phút sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
  • Ho lao: Hái khoảng 2 ngọn kim thất tai non rửa sạch nhai nuốt ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, duy trì đều đặn 6 tháng. Đồng thời nên kết hợp ăn canh kim thất tai để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
  • Sổ mũi: Làm vệ sinh sạch sẽ trong khoang mũi rồi dùng 1 cuống lá kim thất tai giã nát lấy dịch dùng bông thấm ngoáy vào mũi, duy trì mỗi ngày cho đến khi giảm hẳn sổ mũi.
  • Viêm họng: Nhai và nuốt 10 lá kim thất tai đã rửa sạch ngày 2 lần sáng và tối, duy trì đều đặn cho đến khi bệnh giảm hẳn. Đồng thời mỗi lần ho hay đau họng có thể nhai nuốt ngay 1 ngọn kim thất tai.

Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Thảo dược này có công dụng điều trị viêm họng hiệu quả

Điều trị các chứng đau nhức xương khớp.

  • Thấp khớp kinh niên: Dùng khoảng 10g ngọn và lá kim thất tai rửa sạch để ráo nước cho vào nồi sắc cùng 400ml nước cho đến khi nước sôi chỉ còn 1 nửa. Dùng uống khi còn ấm, ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đau nhức xương khớp: Dùng khoảng 10g ngọn và lá kim thất tai rửa sạch để ráo nước giã nát đắp trực tiếp lên vị trí xương khớp bị đau rồi cố định lại bằng băng gạc. Dùng mỗi ngày 1 lần, duy trì đều đặn 7 – 10 ngày.
  • Bong gân: Dùng 2 ngọn kim thất tai rửa sạch để ráo nước đem giã nát đắp lên vị trí bong gân, sau đó dùng tiếp 1 lá cây đại tướng quân hơ nóng trên lửa quấn quanh kim thất tai đắp trước đó, cố định bằng băng gạc, ngày 1 lần.
  • Đau lưng: Dùng 10 ngọn kim thất tai rửa sạch thái nhỏ nấu canh ăn sẽ giảm đau trong vòng 5 – 6 giờ sau.

Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Kim thất tai chữa khỏi các bệnh đau nhức xương khớp

Điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa.

  • Táo bón, kiết lỵ: Dùng 6 ngọn kim thất tai rửa sạch, xay nhuyễn cùng 120ml nước chia uống ngày 2 lần sáng và chiều, duy trì đều đặn 5 ngày.
  • Ngộ độc thức ăn: Dùng 6 – 8 ngọn kim thất tai rửa sạch xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, chia thành 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
  • Đau bụng, tiêu chảy: Dùng 10g lá kim thất tai rửa sạch xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, uống 1 lần trong ngày.
  • Viêm đại tràng mãn tính: Dùng như bài thuốc trị táo bón nhưng duy trì uống trong 10 ngày.

Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Kim thất tai điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa

Một số bệnh khác

  • Bị côn trùng cắn: Dùng 1 – 2 lá kim thất tai rửa sạch vò nát đắp trực tiếp lên vết cắn của côn trùng.
  • Cầm máu: lấy lá cây kim thất tai rửa sạch giã nát đắp lên vết thương chảy máu, cố định bằng băng gạc.
  • Mất ngủ: Nhai nuốt trực tiếp vài lá kim thất tai đã rửa sạch hay ăn canh kim thất tai giúp an thần.
  • Đau răng: Nhai ngọn kim thất tai đã rửa sạch ở chỗ đau răng giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể: Dùng 20g ngọn và lá kim thất tai rửa sạch cho vào nồi sắc cùng 1l nước đun sôi chừng 15 – 20 phút cho nước cạn còn khoảng 800ml, uống khi còn ấm ngày 1 lần.

Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Kim Thất Tai
Sử dụng lá kim thất tai mỗi ngày đem lại nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, kim thất tai còn dùng ngâm rượu uống trị bệnh, ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 10ml. Tuy nhiên, các bài thuốc trên đều không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hay cho con bú và người mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được thần dược kim thất tai có xung quanh mình và áp dụng trị bệnh đúng cách nhất. Cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian quý báu của mình xem qua bài viết ý nghĩa này. chúc các bạn sức khỏe và bình an.

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm