[tintuc]
Cây Trâu Cổ – Lợi sữa, chữa liệt dương, giảm đau nhức xương khớp.
************************************
Cây Trâu Cổ thường mọc hoang trên những vách núi hoặc bờ ruộng. Chúng phân bố hầu khắp cả nước và được người dân mang về trồng. Với nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe, loại thảo dược này có thể kết hợp một số vị thuốc khác để điều trị đau nhức xương khớp, tắc tia sữa hoặc sưng tuyến vú. Để hiểu rõ hơn về thảo dược Cây Trâu Cổ cũng như các bài thuốc từ loại cây này, mời các bạn xem qua trong bài viết sau.
Hình ảnh cây trâu cổ, vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh
Mô tả cây dược liệu trâu cổ.
Đặc điểm thực vật.
Trâu cổ là loài thực vật dây leo, mọc bò và có rễ bám. Cây có nhiều nhánh, khi còn non thường có mủ trắng. Lá không có cuống, các lá ở gốc thường có hình tim và nhỏ như vảy ốc (nên còn được gọi là cây vảy ốc). Các lá trên có cuống dài và kích thước lớn hơn. Hoa mọc thành cụm, quả màu xanh và chuyển sang màu đỏ khi chín. Mùa hoa rơi vào tháng 5 – 10 hằng năm.
Tên gọi khác: Bị lệ, cây sộp, vẩy ốc, vương bất lưu hành (quả của cây),…
Tên khoa học: Ficus pumila L.
Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae).
Cây sộp có xu hướng mọc bò và leo nên còn được trồng để làm cảnh.
2. Bộ phận dùng làm thuốc.
Cành, lá, rễ và quả của cây được sử dụng để làm thuốc.
3. Phân bố.
Cây có nguồn gốc ở Malaysia và Ấn Độ. Loài thực vật này thường mọc hoang nhưng cũng có khi được trồng để làm cảnh.
4. Thu hái – sơ chế.
Thời điểm thu hái thường là vào mùa thu, sau đó khi hái về thì đem đồ chín và thái nhỏ. Thân và cành non có thể thu hái quanh năm, sau đó dùng tươi hoặc cắt nhỏ, phơi khô để dùng dần.
5. Bảo quản.
Nơi khô ráo.
6. Thành phần hóa học.
Quả có chứa 13% chất gôm, khi thủy phân cho fructose, arabinose và glucose. Ngoài ra, lá và thân cây có các thành phần hóa học như b-amyrin, taraxeryl aceatate, b-sitosterol, mesoinositol,…
Vị thuốc trâu cổ.
1. Tính vị.
- Quả (vương bất lưu hành) có vị ngọt, tính mát.
- Lá có vị chát, hơi chua, tính mát.
- Dây có vị hơi đắng, tính bình.
- Thân và rễ có bị hơi đắng, tính bình.
- Qui kinh.
- Chưa có nghiên cứu.
2. Tác dụng dược lý.
– Theo Đông Y:
- Tác dụng: Quả có công dụng thông sữa, lợi thấp, cổ tính và tráng dương, Rễ và thân có tác dụng giải độc, hoạt huyết, hoạt lạc và khu phong. Lá có tác dụng tiêu thũng và giải độc.
- Chủ trị: Đau lưng, liệt dương, kinh nguyệt không đều, ung thũng, phong thấp, chữa di mộng tinh, lòi dom, tắc tia sữa, sang độc ung nhọt, nhức mỏi chân tay, đinh sang ngửa lở, tổn thương do té ngã, bồi bổ khí huyết,…
- Có thể được dùng thay thế hoàng kỳ trong một số bài thuốc.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi.
- Nước sắc từ quả của trâu cổ có tác dụng hưng phấn cổ tử cung.
4.Cách dùng – liều lượng.
Có thể dùng dược liệu ở dạng sắc uống, ngâm rượu, nấu thành cao,… Liều dùng trung bình 6 – 12g/ ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc trâu cổ.
Cây trâu cổ được dùng để trị tắc sữa, liệt dương, di mộng tinh, đau nhức xương khớp và bồi bổ sức khỏe.
Cây Trâu Cổ là nguyên liệu trong nhiều bài thuốc quý.
1. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, tăng cường tiêu hóa, điều kinh và bồi bổ sức khỏe.
- Chuẩn bị: Thân cây 10 – 20g, cành lá 30g.
- Thực hiện: Dùng nguyên liệu tươi rửa sạch và sắc uống. Hoặc đem nấu thành cao lỏng, ngày dùng từ 5 – 10g.
2.Bài thuốc chữa tắc tia sữa, sản phụ ít sữa và sưng đau vú.
- Chuẩn bị: Lá mua, bồ công anh mỗi thứ 15g và quả trâu cổ 40g.
- Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày. Đồng thời dùng lá bồ công anh giã nát, thêm giấm vào và chưng nóng, sau đó chườm và đắp lên vú để giảm sưng đau.
3. Bài thuốc chữa chứng di tinh và rối loạn cương dương.
- Chuẩn bị: Dây sàn sạt và vương bất lưu hành mỗi thứ 12g.
- Thực hiện: Đem sắc đặc và dùng uống trong ngày.
4. Bài thuốc ngâm rượu hỗ trợ trị các yếu sinh lý nam, di tinh, liệt dương.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị đậu đen 50g, lá, cành và quả trâu cổ 100g, 250ml rượu trắng. Đem xay nhuyễn các nguyên liệu, sau đó ngâm với rượu trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ (khoảng 10 – 30ml), ngày dùng 1 lần.
- Bài thuốc 2: Dùng quả trâu cổ khô 2kg, rượu trắng 40 độ 6 lít và đậu đen (sao thơm) 1kg. Đem ngâm với rượu trong 20 ngày là dùng được.
Sử dụng dược liệu trâu cổ để điều trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý hiệu quả
.
5.Bài thuốc chữa thấp khớp mãn tính.
- Chuẩn bị: Tang chi 10g, dây đau xương 10g, lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, cành, lá và thân trâu cổ 20g, dây rung rúc 12g, rễ tầm xuân 20g, rễ cỏ xước 20g và phục linh 20g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc 2 lần và lấy 400ml nước, sau đó đun nhỏ lửa cho cô lại. Đem cao hòa với rượu và chia đều thành 3 lần dùng trong ngày.
6. Bài thuốc giúp giải khát và thanh nhiệt.
- Chuẩn bị: Quả trâu cổ chín.
- Thực hiện: Đem rửa sạch, xay nghiền và ép lấy nước. Nước ép sẽ tự động chuyển thành dạng thạch. Sau đó dùng dao thái sợi, thêm đường và đá vào uống.
7. Bài thuốc trị lưỡi sưng cứng và tổn thương tim.
- Chuẩn bị: Bạch cập 60g, chích thảo 40g, đại hoàng 40g, lôi hoàn 60g, tang bạch bì căn 20g, vương bất lưu hành 40g, cát cánh 40g, diên hồ sách 60g, đương quy 40g, quế chi 40g, tân lang 60g.
- Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 12g sắc với 3 lát gừng và uống.
8. Bài thuốc trị vết thương làm độc.
- Chuẩn bị: Xuyên tiêu 1.2g, thược dược, hậu phác, hoàng cầm và can khương mỗi thứ 0.8g, cam thảo 7.2g, vương bất lưu hành, sóc diệu tế diệp và tang đông căn bạch bì mỗi thứ 4g.
- Thực hiện: Dùng vương bất lưu hành, sóc diệu tế diệp và tang đông căn bạch bì đốt tồn tính và phơi râm trong 100 ngày. Sau đó đem tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 8 – 12g.
9. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp và phong thấp.
- Chuẩn bị: Lá, cành và thân trâu cổ 15g hoặc có thể thêm tang chi, dây đau xương, rễ gấc và tang ký sinh mỗi thứ 12g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
10. Bài thuốc chữa chứng lòi dom (bệnh trĩ) và lỵ lâu ngày.
- Chuẩn bị: Quả trâu cổ 15 – 20g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 3 lần và uống trước khi ăn.
11. Bài thuốc trị đau dây thần kinh tọa, chóng mặt và đau đầu.
- Chuẩn bị: Rễ trâu cổ 15g, có thể phối hợp với rễ cỏ xước và quả cối xay mỗi thứ 12g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
12. Bài thuốc trị tiểu rắt, tiểu buốt và hư lao.
- Chuẩn bị: Xích thược 28g, tử cầm 20g, mộc thông 28g, đương quy 28g, vương bất lưu hành 40g, sinh địa 40g, hoạt thạch 40g và du bạch bì 28g.
- Thực hiện: Đem các vị tán bột, mỗi lần dùng 12 – 16g uống với cháo, dùng khi đói.
13. Bài thuốc chữa tia sữa tắc khiến vú sưng đau.
- Chuẩn bị: Vương bất lưu hành và xích thược mỗi thứ 6g, thông thảo 4g, mạch nha (sao) 12g và thông bạch 20g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
14. Bài thuốc trị sữa không thông xuống.
- Chuẩn bị: Xuyên sơn giáp, quả trâu cổ, thục địa, bạch thược, đương quy, thông thảo, mạch môn, phục linh mỗi thứ 4g, xuyên khung 2g, cam thảo 1.2g.
- Thực hiện: Đem giò heo hầm cho nhừ rồi cho thuốc vào nấu và uống khi đói.
Những lưu ý khi dùng bài thuốc từ dược liệu trâu cổ.
Dược liệu trâu cổ có tác dụng hưng phấn tử cung, vì vậy không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Trâu cổ có tác dụng dược lý đa dạng và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên để tránh các rủi ro khi sử dụng, bạn nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ tư vấn các bài thuốc phù hợp. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cám ơn các bạn đã quan tâm bài viết.
[/tintuc]