[tintuc]

Corticoid là gì? Công dụng và Tác dụng phụ của nó ra sao?

Corticoid là thuốc được chỉ định dùng để điều trị một số bệnh lý như viêm, ức chế miễn dịch,… Tuy nhiên có một số người gặp phải tác dụng phụ của thuốc này. 

Để hiểu rõ hơn về thuốc Corticoid có công dụng gì, sử dụng như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đang quan tâm. 

Corticoid là thuốc gì?
Corticoid là nhóm thuốc được bào chế từ tuyến thượng thận của động vật có xương sống và một số chất được tổng hợp tương tư như hormon steroid. Corticoid được nghiên cứu vào đưa vào sử dụng vào năm 1980, đây là loại thuốc dùng để điều trị nhiều bệnh lý. 

Corticoid là gì? Công dụng và Tác dụng phụ của nó ra sao?

Thuốc Corticoid được bào chế từ tuyến thượng thận của xương động vật

Corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch (sử dụng trong trường hợp sau khi cấy ghép cơ quan, tủy xương), giảm các triệu chứng viêm và điều trị một số bệnh ung thư. 

Hiện nay trên thị trường, Corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau:

Dạng viên.
Dạng tiêm vào mạch máu, trong khớp, cơ trực tiếp.
Dạng hít vào miệng.
Dạng xịt mũi.
Dạng dung dịch dùng bằng máy khí dung.
Dạng gel, kem, thuốc mỡ.
Các loại Corticoid thường được dùng trong thành phần của thuốc là: methylprednisolone, fluticasone, dexamethasone, hydrocortisone,prednisone, triamcinolone, beclomethasone,….

Corticoid được sử dụng trong trường hợp nào?
Trong chữa trị bệnh, Corticoid được sử dụng với 3 tác dụng chính là chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng. Corticoid được dùng trong các trường hợp sau đây:

Điều trị viêm gồm:  viêm khớp dạng thấp do thấp khớp, thoái hóa khớp, bệnh Crohn,  lupus ban đỏ, viêm loét đại tràng,…
Viêm phổi mãn tính, hen phế quản.
Bệnh Gout.
Buồn nôn.
Thay thế hormon vỏ thượng thận.
Một số bệnh lý ngoài da: nấm, vảy nến, phát ban,…
Các tác dụng phụ của corticoid là gì ?
Corticoid là được ví như con dao 2 lưỡi, nếu dùng đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm nhưng nếu dùng sai và lạ dụng nó quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn cần biết được các tác dụng phụ dưới đây để có hướng điều trị hiệu quả hơn. 

Tác dụng phụ Corticoid đường uống
Corticoid dạng viên uống có khả năng gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể tác dụng phụ này sẽ phụ thuộc vào liều lượng mà bạn sử dụng, bao gồm:

Trong thời gian ngắn: 
Huyết áp cao.
Tăng nhãn áp.
Gây phù nề ở chân.
Giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý.
Tăng cân.

Corticoid là gì? Công dụng và Tác dụng phụ của nó ra sao?

Dùng thuốc Corticoid có thể gây tăng cân


 Nếu sử dụng thời dài kéo dài sẽ gây ra:

Đục thủy tinh thủy một hoặc cả hai mắt,
Bệnh tiểu đường.
Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Xương dễ bị giòn, gãy do thoái hóa, loãng xương.
Làm hạn chế sự sản sinh hormon tuyến thượng thận.
Làm sạm da, da mỏng, vết thương lâu lành.
Tác dụng phụ Corticoid dạng hít
Trong trường hợp một số bệnh phải dùng Corticoid đường hít sẽ khiến thuốc chảy xuống miệng và họng nên sẽ gây:

Tưa miệng, nấm miệng.
Khàn cổ họng.
Theo một số nghiên cứu cho thấy nếu dùng Corticoid dạng hít cho trẻ bị hen suyễn sẽ khiến trẻ chậm phát triển.

Tại dụng phụ Corticoid thoa
Corticoid dưới dạng gel, kem, mỡ để thoa tại chỗ lâu ngày sẽ khiến cho da bị mỏng, dễ gây sưng đỏ, gây teo da, thâm chí bỏng da, nổi mụn trứng cá,…

Tác dụng phụ Corticoid đường tiêm

Corticoid đường tiêm gây ra tác dụng phụ tạm thời tại vị trí tiêm như thay đổi màu da, sưng tấy, đỏ mặt, tăng huyết áp. Thông thường bác sĩ chỉ định dùng Corticoid dạng tiêm khoảng 3 đợt/năm, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Nên dùng thuốc corticoid như thế nào?
Để phòng ngừa và tránh được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc Corticoid, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây: 

Đối với thuốc dạng uống: Dùng sau bữa ăn 30 phút để hạn chế đau dạ dày. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột khi đang  sử dụng lâu dài cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách nên dùng với liều lượng từ từ rồi mới dừng hẳn.  

Đối với Corticoid dạng thoa ngoài da:
 Chỉ nên dùng với một lớp gel nhỏ phủ lên vùng bị bệnh, tránh bôi lan ra vùng xung quanh. Không nên băng chỗ vừa mới bôi, không dùng khi da bị trầy xước hoặc chảy máu.  

Corticoid là gì? Công dụng và Tác dụng phụ của nó ra sao?

Thoa thuốc ngoài da, tránh vết thương hở

Đối với Corticoid dạng hít: Cần thực hiện đúng cách xịt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên đơn thuốc và súc miệng ngay sau khi dùng. 

Thuốc corticoid có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc Corticoid có khả năng làm thay đổi tính năng của một số thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ. Vì vậy để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn cần phải nắm rõ các thuốc tương tác với thuốc Corticoid, cụ thể như sau:  

Acemetacin, Aceclofenac, Etodolac (nhóm thuốc giảm đau dùng trong điều trị bệnh xương khớp).
Aldesleukin, Ceritinib và Doxorubicin, (sử dụng điều trị ung thư).
Amtolmetin Guacil,  Clonixin, Choline salicylate, Dipyrone (dùng trong giảm đau, hạ sốt và chống viêm).
Celecoxib, Diflunisal, Etoricoxib, Etofenamate, Fenoprofen, Felbinac,  Indomethacin, Ibuprofen, Ketorolac, Ketoprofen (giảm đau không steroid, thuốc kháng viêm,).
Clarithromycin (điều trị nhiễm khuẩn).
Diclofenac (dùng điều trị các cơn đau ở mức độ từ nhẹ tới trung bình).
Indinavir, Etravirine (hỗ trợ trong việc kiểm soát HIV).
Fentanyl (dùng trong trường hợp gây mê).
Idelalisib (điều trị các vấn đề về lymphocytic mãn tính, bệnh bạch cầu,).
Ketoconazole, Itraconazole, (dùng để điều trị bệnh ngoài da, nhiễm trùng do nấm).
Thuốc corticoid tương tác với thực phẩm nào?
Corticosteroid có thể gây tương tác với một số thức ăn và một số chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá,… 

Vì vậy cần tham khảo hỏi ý kiến bác sĩ  về những tương tác với những loại thuốc, thực phẩm và đồ uống nào khi sử dụng Corticoid.  các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… 

Chống chỉ định
Khi dùng Corticoid, có một số trường hợp chống chỉ định:

Không sử dụng Corticoid trong trường hợp kích ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Thận trọng với phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và trẻ em.
Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu có tiền sử bệnh lý.
Bạn nên bảo quản Corticoid như thế nào?
Bạn cần bảo quản Corticoid ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm mốc và không để nơi có ánh sáng. Không bảo quản trong ngăn đá, phòng tắm. Hãy nhớ rằng mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau, vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn có ghi trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Không vứt thuốc xuống toilet hoặc đường ống. Thay vào đó, hãy vứt thuốc vào đúng quy định, thuốc quá hạn không nên sử dụng. 

Một số lưu ý khi sử dụng Corticoid
Điều trị Corticoid trong thời gian ngắn, có thể dùng các loại thuốc khác để thay thế nếu có thể.

Trước khi sử dụng Corticoid, người bệnh cần chụp XQ phổi để loại trừ bệnh lao phổi vì thuốc Corticoid có thể khiến bệnh này nặng hơn. 

Corticoid có thể gây ra rối loạn tâm thần vì vậy cần thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu thấy người thân mình có dấu hiệu bất thường về hành vi hoặc nhận thức. 

Corticoid là gì? Công dụng và Tác dụng phụ của nó ra sao?

Uống thuốc sau bữa ăn để tránh đau dạ dày

Khi dùng thuốc Corticoid, người bệnh cần tránh ngồi hoặc nằm quá lâu sẽ dễ bị loãng xương. Để phòng bệnh loãng xương, bạn hãy cần bổ sung thêm vitamin D và canxi mỗi ngày trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc này. 

Hãy kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để xem có bị loãng xương không. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu phản ứng thuốc Corticoid, cần tạm ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.

Để đề phòng bị viêm loét dạ dày khi sử dụng thuốc Corticoid, bạn không nên uống khi bụng đói. 

Khi giảm hoặc ngưng dùng Corticoid nếu thấy các dấu hiệu mệt, chóng mặt, tụt huyết áp, rối loạn tiêu hóa,… cần đến ngay cơ sở y tế kịp thời.

Trên đây là các thông tin chi tiết về Corticoid và một số lưu ý khi sử dụng thuốc. Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần cẩn trọng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn.

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm